Bài văn hay tả về cô giáo của em
Giáo viên là một nghề cao quý và cô giáo còn được ví như là một người mẹ thứ hai ở trường vậy. Cùng đọc và xem bài văn tả cô giáo ở trường rất hay và ý nghĩa với bài văn tả cố giáo của học sinh lớp 5 dưới đây nha. "Mẹ của em ở trường là cô giáo mến thương. Cô yêu em vô hạn, dạy dỗ em ...
Giáo viên là một nghề cao quý và cô giáo còn được ví như là một người mẹ thứ hai ở trường vậy. Cùng đọc và xem bài văn tả cô giáo ở trường rất hay và ý nghĩa với bài văn tả cố giáo của học sinh lớp 5 dưới đây nha.
"Mẹ của em ở trường là cô giáo mến thương. Cô yêu em vô hạn, dạy dỗ em ngày tháng. Em yêu biết bao nhiêu, mẹ của em ở trường là cô giáo mến thương..."
Mỗi khi cất giọng hát bài ca này, tôi lại nhớ đến hình ảnh của cô giáo Nguyễn Thị Hồng Vân, người đang dạy tôi lớp Năm. Cô giáo Hồng Vân còn trẻ lắm, cô mới ra trường được vài năm. Dáng cô thon thả, mềm mại, mái tóc dài buông xõa vai.
Hàng ngày đến lớp, cô thường đi bằng xe đạp Trung Quốc. Từ xa tôi đã nhận ra dáng cô với tà áo dài lúc hồng lúc trắng cứ bay bay trong gió.
Cô Vân có giọng nói ấm áp và giảng bài rất hay. Hôm nay trong giờ tập đọc, cả lớp như nín thở khi nghe cô giảng bài thơ "Hạt gạo làng ta" của nhà thơ Trần Đăng Khoa. Giọng cô trầm trầm cất lên:
"Hạt gạo làng ta Có vị phù sa Của sông Kinh Thầy Có hương sen thơm Trong hồ nước đầy Có lời mẹ hát Ngọt bùi hôm nay"
Rồi cô phân tích: Hạt gạo ra đời trên mảnh đất quê hương, nơi tác giả cất tiếng khóc đầu tiên khi chào đời, nơi có dòng sông Kinh Thầy chảy qua. Hạt gạo như được tắm mình trong dòng nước đỏ phù sa, phì nhiêu, tươi tốt "có vị phù sa của sông Kinh Thầy". Hạt gạo mang bóng dáng của cảnh đẹp làng quê "có hương sen thơm trong hồ nước đầy". Chính cái hương thơm của quê hương quyện với cái ngọt ngào của phù sa do con sông bồi đắp càng làm cho hạt gạo như dẻo hơn, thơm hơn. Hạt gạo ra đời còn có lời hát ngọt ngào của mẹ và cả công sức lao động vất vả của người nông dân nên hạt gạo quý như vàng...
Cả lớp lắng nghe như nuốt lấy từng lời của cô. Qua bài giảng của cô, chúng tôi càng cảm phục sức mạnh phi thường của người nông dân làm ra hạt gạo. Chính họ đã cho chúng tôi những bát cơm trắng, dẻo thơm trong sự "đắng cay muôn phần".
Từ khi cô nhận dạy lớp tôi, tôi thấy cô luôn bận bịu với học sinh. Cô không la mắng ai bao giờ, bạn nào có lỗi cô nhẹ nhàng góp ý, khuyên bảo chân thành như người mẹ, người chị. Cả lớp tôi ai cũng yêu mến cô.
Với tài năng và sự tận tụy của cô, lớp 5A chúng tôi sẽ quyết tâm học tốt để cô vui lòng.