Bài văn hay miêu tả bông điên điển ở vùng Nam Bộ
Đề bài: Tả bông điên điển, một loài bông phổ biến ở vùng Nam bộ. ''Không biết từ lúc nào, bông điên điển đã thành thức ăn phổ biến từ đồng quê cho đến thành thị vùng châu thổ sông Cửu Long,'' Bài làm Điên điển, loại cây hoang dã, thân mềm mà dẻo, lá nhỏ li ti, mọc từng ...
Đề bài: Tả bông điên điển, một loài bông phổ biến ở vùng Nam bộ. ''Không biết từ lúc nào, bông điên điển đã thành thức ăn phổ biến từ đồng quê cho đến thành thị vùng châu thổ sông Cửu Long,''
Bài làm
Điên điển, loại cây hoang dã, thân mềm mà dẻo, lá nhỏ li ti, mọc từng chòm từng vạt lớn trên đồng ruộng đồng bằng sông Cửu Long, từ An Giang, Đồng Tháp dài xuống Cần Thơ, Rạch Giá, Cà Mau... ruộng đồng nào cũng có.
Mùa bông điên điển trải dài từ đầu thu cho đến cuối thu. Trên những dãy cây xanh màu lá lúa, từng chùm hoa điên điển vàng lưa thưa trong cành lá. Cuối tháng 6 ta, bông điên điển mới rộ lên một màu rực vàng khắp chốn đồng quê - cái nơi rất hiếm màu hoa. Nhất là sau ngày vỢ chồng Ngâu nước mắt đầm đìa (tháng 7 âm lịch), bông điên điển trải rộng, trải dài một màu vàng óng khắp hơi nơi. Bờ kênh, bờ đìa, bờ ao nuôi cá, những thửa đất không cày bừa là lãnh địa riêng của bông điên điển. Bông nở chùm chùm vàng cả rặng cây. Đứng xa chỉ thấy bông vàng, không thấy lá.
Bông điên điển lúc bấy giờ không chỉ mang lại cái màu vàng xao xuyến cho dồng quê đỡ tẻ, cho người đồng bãi bớt nhớ màu hoa, mà còn là một thức ăn cứu nguy trong tháng ngày lũ lụt gian nan. Người nghèo hái bông điên điển mang ra chợ bán, mua gạo muối về cho con. Nhà nghèo quá, mưa dai gió lớn không ra ngoài được để kiếm con cá, con cua, bông điên điển đó, người mẹ xào với muối cho lũ trẻ làm thức ăn với cháo.
Không biết từ lúc nào, bông điên điển đã thành thức ăn phổ biến từ đồng quê cho đến thành thị vùng châu thổ sông Cửu Long,