Bài văn hay kể kỉ niệm về bà nội
Chiến tranh qua đi đã để lại cho bà nội tôi một nỗi đau quá lớn: ông nội và ba người chú của tôi lần lượt ngã xuống. Sự mất mát ấy tưởng chừng khiến nội không gượng dậy được. Thế nhưng từ ngày có tôi, nội như thấy nỗi đau phần nào nguôi ngoai. Nội bớt cô đơn và vui hơn trước rất nhiều. Lúc đầu, khi ...
Chiến tranh qua đi đã để lại cho bà nội tôi một nỗi đau quá lớn: ông nội và ba người chú của tôi lần lượt ngã xuống. Sự mất mát ấy tưởng chừng khiến nội không gượng dậy được. Thế nhưng từ ngày có tôi, nội như thấy nỗi đau phần nào nguôi ngoai. Nội bớt cô đơn và vui hơn trước rất nhiều. Lúc đầu, khi quyết định đi làm ăn xa, bố mẹ tôi định mang cả tôi theo. Nhưng không đanh lòng để nội sống cô quạnh một mình nên bố mẹ tôi đã cho tôi ở lại với nội.
Vì chỉ còn lại tôi là niềm an ủi duy nhất nên bao nhiêu yêu thương nội đều dồn cho tôi. Nội đi đâu, làm gì cũng thấy tôi lon ton theo như mọt cái đuôi. Nội tôi năm ấy đã hơn 60 tuổi, nhưng vẫn rất khỏe mạnh, cõng tôi trên lưng mà bước chân của nội vẫn cứ băng băng.
Tuồi thơ của tôi gắn liền với những lần tôi cùng nội mang rau muống ra chợ bán. Phía sau nhà nội có một ao rau muống xanh rờn. Hằng ngày, từ lúc mặt trời còn chưa tỏ, nội đã lội xuống ao, hai những đọt rau muông xanh ngon, bó lại thành từng bó, chat lên xe kéo, đem ra chợ. Cứ thấy nội chuẩn bị kéo xe ra khỏi đầu ngõ là tôi nhanh chân nhảy tót lên đẩu xe ngồi, để được nội đẩy ra chợ ăn quà.
Trên đường đi, tôi thường líu lo kể cho nội nghe những câu chuyện trẻ con giữa tôi và con Tý, thằng Bờm trong xóm, hoặc đôi khi bắt chước giọng bà Hai bên nhà, kể cho nội nghe những câu chuyện cổ tích, mà cứ tương những chuyện đó nội chưa bao giờ biết đen. Thỉnh thoảng hứng chí, tôi còn vừa hát vừa đứng lên múa minh họa cho nội coi. Nội sợ tôi te nên đi thật chậm, luôn miệng nhắc chừng tôi ngồi xuống. Nội tỏ ra rất thích thú với những câu chuyện không đầu không đuôi, hoặc những bài hát tôi hát lại cho nội nghe trong những lần hai bà cháu đùa giỡn, trò chuyện với nhau. Mắt nội như sáng hơn khi nghe tôi nói về mong ước được trở thành bác sĩ, hay ca sĩ khi lớn lên. Nội như quên đi lưng áo mình ướt đẫm mồ hôi, vì đường từ nhà ra chợ cũng khá xa.
Thỉnh thoảng mới gặp lại bố mẹ, nên tôi dần không cảm nhận được sự gần gũi khi mẹ tôi om tôi vào lòng. Khi bố mẹ có mặt ở nhà với hai ba cháu, tôi cũng dứt khoát không chịu ngủ chung vì không xa được hơi ấm của nội. Tôi không thể ngủ ngon khi không được nội xoa lưng, phe phẩy cho tôi những làn gió nhè nhẹ, hát ru tôi bằng những tiếng hát âu ơ ngọt ngào.
Những bô quần áo mới, những món đồ chơi đắt tiền mà bố mẹ mua ở thành pho vể chỉ khiến tôi mê mẩn vài ngày, không làm tôi thích bằng những lần được nội cho đi máy bay bằng cách đu đưa tôi trên đôi chân nội.
Hai mảnh đời một già một trẻ cứ thế quấn quýt nhau cho đến ngày tôi đậu đại học, phải lên thành phố ở với bố mẹ cho tiện việc học. Đêm trước ngày tôi lền đường, tôi và nội cứ ôm chặt lấy nhau không muốn rời xa. Bố mẹ tôi thấy tôi va nội cứ quyến luyến mãi, nên khuyên nội lên thành phố sông cùng với gia đình tôi. Nhưng nội một mực từ chối: “Tao đi rồi lấy ai hương khói cho ba và các em của bây”. Nhìn đôi mắt đã gần như sắp lòa của nội, tôi thấy thương nội không sao kể xiết. Tôi đi rồi, nội sẽ tiếp tục vò võ trong chuỗi ngày thương nhớ.
Dù việc học rất bận bịu, nhưng không tuần nào tôi không tranh thủ về thăm nội. Hình ảnh nội lỡ thơ, gay guộc hắt hiu trong nắng chiều, ra đầu ngõ đợi tôi về đã bao lần khiến toi không cầm được nước mắt. Ngày tôi nhận được bằng tốt nghiệp đại học Y Dược, chưa kịp mừng vì sắp làm tròn ước nguyện cả đời của nội, thì tổi hay tỉn nội mất. Tôi chạy như điên về bên nội. Hình hài gầy gò, đôi tay queo quắt nhưng mắt nội chỉ khép hờ, chưa nhắm chặt. Toi biet, nội đang chờ tôi về đưă tiễn nội lần cuối...