Thuyết minh về Côn Sơn và Kiếp Bạc
Mời bạn hành hương về miền Đông Bắc của Tổ quốc, vùng đất thiêng của Đại Việt. Sông núi, rừng cây, bãi cỏ, cánh đồng... đã mấy trăm năm nay, đã nghìn năm qua còn lưu giữ bao dấu tích cùa người xưa. Hồn thiêng núi sông tụ hội anh linh của tiền nhân, của những anh hùng với bao chiến công chói ngời sử ...
Mời bạn hành hương về miền Đông Bắc của Tổ quốc, vùng đất thiêng của Đại Việt. Sông núi, rừng cây, bãi cỏ, cánh đồng... đã mấy trăm năm nay, đã nghìn năm qua còn lưu giữ bao dấu tích cùa người xưa. Hồn thiêng núi sông tụ hội anh linh của tiền nhân, của những anh hùng với bao chiến công chói ngời sử sách...
Bài làm
... Núi Phượng Hoàng - Kỳ Lân, nơi Chu Văn An ở ẩn, chùa Côn Sơn, Giếng Ngọc, Thạch Bàn, Bàn Cờ Tiên, Đền Kiếp Bạc... mỗi một danh thắng, mỗi một di tích lịch sử gợi nhớ gợi thương trong lòng ta về tổ tiên ông cha với bao tự hào. Nghe thông Côn Sơn reo, ta tưởng như nghe tiếng mài gươm của Nguyễn Trãi thuở ‘bình Ngô’. Nghe tiếng sóng Lục Đầu Giang vỗ, ta tưởng như nghe tiếng reo của trăm vạn hùng binh dưới ngọn cờ người anh hùng Trần Quốc Tuấn đang ào ào xông tới Vạn Kiếp tiêu diệt giặc Nguyên-Mông.
Khu di tích Côn Sơn nằm ở giữa hai dãy núi Phượng Hoàng - Kì Lân, xã Cộng Hoà, huyện Chi Linh, tỉnh Hải Dương, gần làng Chi Ngại quê hương của dòng họ Nguyên Trãi. Khu di tích này gồm có núi non, chùa, tháp, rừng thông, khe suối và các di tích nổi tiếng gắn liền với cuộc đời của nhiều danh nhân lịch sử, những dấu tích thời Trần và các giai đoạn lịch sử kê' tiếp.
Ta đến Chùa Côn Sơn. Chùa có tên là Tư Phúc tự, nhân dân địa phương thường gọi là chùa Hun, có từ trước đời Trần, nơi tu luyện của Trạng nguyên Lý Đạo Tái, Pháp danh Huyền Quang. Nguyên Trãi có thời gian được vua giao chức ‘Để Cử’ chùa Côn Sơn. Trải qua biến thiên về lịch sử và thời gian, chùa Côn Sơn ngày nay chỉ còn lại ngôi chùa nhỏ ẩn mình dưới tán lá xanh của những cây cổ thụ. Trong chùa còn đầy đủ hệ thống tượng Phật, trong đó có tượng Di Đà Tam Tôn, tượng Trúc Lâm Tổ - tức Trần Nhân Tông, tượng Nhà sư Huyền Quang, tượng ông bà Trần Nguyên Đán, hai pho tượng Nguyên Trãi và Nguyễn Thị Lộ. Hiện trong chùa còn nhiều di vật có giá trị được lưu giữ như 8 bia thời Trần - Lê.
Ta hãy soi hồn mình vào Giếng Ngọc. Nằm ở sườn núi Kì Lân, bên phải là lối lên bàn cờ tiên. Tương truyền đây là giếng nước do thiền sư Huyền Quang được thẩn linh báo mộng ban cho chùa nguồn nước quý. Nước giếng trong vắt, xanh mát quanh năm được các sư dùng làm nước cúng lễ của chùa.
Rồi đến Thạch Bàn: Bên suôi Côn Sơn có một phiến đá lớn, mặt phảng và nhẵn gọi là Thạch Bàn, nơi Bác Hổ tới thảm Côn Sơn (15/2/1965), Bác đã dừng chân nghỉ tại đây. Tương truyền khi xưa Nguyễn Trãi lấy làm ‘chiếu thảm’ nghỉ ngơi, ngắm cảnh, làm thơ và suy tư việc nước.
Và ta ngắm nhìn Bàn Cờ Tiên. Từ chùa Côn Sơn leo lên các bậc đá đến đỉnh núi, là một khu đất bằng phẳng, tại đây có một phiến đá khá rộng, tục gọi là Bàn Cờ Tiên. Hiện Bàn Cờ Tiên có dựng nhà bia theo kiều vọng lâu đình , hai tầng cổ, tám mái. Đứng tại đây, du khách có thể nhìn bao quát cả một vùng rộng lớn: Lục Đầu Giang - Côn Sơn - Kiếp Bạc.
Đền thờ Nguyên Trãi: Năm 2002, tỉnh Hải Dương đã xây dựng đền thờ Nguyễn Trãi trên một khu đất rộng trong quần thể khu di tích Côn Sơn. Trong đền thờ có tượng Nguyên Trãi bằng đóng với kích thước hợp li đặt trong nhà tưởng niệm rất trang trọng.
Hội Côn Sơn có hai dịp trong năm: hội Xuân từ ngày 16 đến 22 tháng giêng âm lịch nhằm tưởng nhớ vị tổ thứ 3 của thiền phái Trúc Lâm; hội Thu từ 15 đến 20 tháng 8 âm lịch tưởng niệm Nguyễn Trãi.
Đền Kiếp Bạc ở xã Hưng Đạo, huyện Chi Linh, tỉnh Hải Dương. Nơi đây là thung lũng trù phú trông ra sông Thương và ngã sáu Lục Đầu Giang, xung quanh có dẫy núi Rồng bao bọc. Trấn Hưng Đạo, người anh hùng dân tộc, vị chỉ huy tối cao trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông — Nguyên hồi thế kỉ xin đã đặt bản doanh ở đây, trên vị tri chiến lược này.
Đền thờ ông được xây dựng vào đầu thế kỉ XIV, trên một khu đất trung tâm thung lũng, nơi đã diễn ra chiến thắng Kiếp Bạc lừng lẫy do ông chỉ huy và cũng là nơi ông về sống những năm tháng cuối đời. Trong đền hiện còn 5 pho tượng bằng đồng: tượng Trần Hưng Đạo, phu nhân, hai con gái, Phạm Ngũ Lão cùng 4 bài vị thờ 4 con trai.
Hàng năm, hội đền được tổ chức vào ngày mất cùa Trần Hưng Đạo (20 tháng 8 âm lịch) thu hút rất đông đảo khách thập phương về dự ‘Tháng 8 giỗ Cha’.