Bài văn chứng minh rằng "Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có" số 4 - 8 Bài văn chứng minh rằng "Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có" (lớp 7) hay nhất
M. Go- rơ- ki đã từng nói: “Văn học là nhân học”. Đến với văn chương, ta được giáo dục để gần hơn với cái nhân trong chính con người mình. Ở đó ta biết đến những tình cảm tốt đẹp, những cảm xúc đưa con người tới hành động tốt đẹp và nhân văn. Bởi như Hoài Thanh đã nói: “Văn chương ...
M. Go- rơ- ki đã từng nói: “Văn học là nhân học”. Đến với văn chương, ta được giáo dục để gần hơn với cái nhân trong chính con người mình. Ở đó ta biết đến những tình cảm tốt đẹp, những cảm xúc đưa con người tới hành động tốt đẹp và nhân văn. Bởi như Hoài Thanh đã nói: “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có luyện những tình cảm ta sẵn có.”
Văn chương là một loại hình nghệ thuật được biểu hiện bằng ngôn từ. Khi Hoài Thanh nói: “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có luyện những tình cảm ta sẵn có” tức là văn chương sẽ khơi dậy ở ta những tình cảm mà trước nay ta không hề có, đó là thứ tình cảm ta nhận được từ sự trải nghiệm cảm xúc của nhân vật, bởi ta chưa từng trải qua cũng chưa từng biết đến và đối với những tình cảm nhân bản mà ta đã có sẵn, văn chương lại càng làm đầy đặn nó thêm, tôi luyện nó trở nên sâu sắc, vững bền và đẹp hơn bao giờ hết.
Câu nói này của Hoài Thanh là một câu khẳng định giá trị của văn chương là khơi gợi và nuôi dưỡng những cảm xúc tốt đẹp ở con người.Đến với căn chương nói chung và văn thơ nói riêng, chúng ta sẽ bắt gặp những cuộc đời, những con người tuy được tạo nên là sản phẩm của trí tưởng tượng nhưng luôn được lấy cảm hứng từ chính những chất liệu bình dị, gần gũi, chân thực nhất của cuộc sống hiện thực.
Nhà văn xây dựng tất cả những điều đó đều gửi vào nó những dụng ý nghệ thuật riêng của mình, tất cả đều hướng tới những vấn đề nhân sinh cao cả. Ở đó, con người ta sẽ trải nghiệm những cảm xúc mà bản thân ta chưa bao giờ có và văn chương chính là nơi khơi nguồn, gây nên cảm xúc mới lạ rất đỗi con người ấy. Có lẽ trong chúng ta, chẳng mấy ai đã từng trải qua cảm giác khi gia đình chia cắt, phải xa những người mà ta yêu thương, xa cuộc sống hiện tại, nhưng đọc truyện ngắn: “Cuộc chia tay của những con búp bê” của nhà văn Khánh Hoài, tất cả chúng ta, không trừ một ai đều nhận diện rõ nỗi đau chia lìa giữa hai anh em Thành và Thủy.
Chúng ta không chỉ có những giọt nước mắt lăn theo nỗi buồn thương trong buổi chia tay của hai anh em mà còn thấm thía sâu sắc hậu quả của sự chia li gia đình để lại vết cắt tuổi thơ không thể hàn gắn được trong cuộc đời những đứa trẻ. Đó cũng là cách mà chúng ta được khơi gợi lòng cảm thương sâu sắc đối với Dế Choắt, thương cho chú bởi cái tội ngông cuồng của Dế Mèn mà phải chịu cái kết đau đớn. Có lẽ đó là lần đầu tiên trong đời.
Không chỉ cho ta những tình cảm mới mẻ mà con làm cho những tình cảm sẵn có trong ta nổi sâu sắc hơn bao giờ hết. Mỗi chúng ta đều mang trong mình lòng yêu nước thương nòi, trong thời chiến tình yêu đó nổi sôi hừng hực phát ra như ngọn lửa thôi thúc bước chân xung trận nhưng ở thời bình, dòng máu nóng ấy luôn chảy trong huyết quản mỗi chúng ta để mỗi khi nghe những câu ca dao ngợi ca về vẻ đẹp quê hương đất nước lòng chúng ta lại ngập tràn niềm tự hào:
Việt Nam đất nước ta ơi
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn
Cánh cò bay lả dập dờn
Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều
Cho dù trong mỗi trái tim chúng ta luôn có một tình cảm nồng nàn với tổ quốc, quê hương nhưng những câu ca dao đi vào lòng người như vậy làm cho tình yêu nước thường trực trong mỗi người như ngày một đạm đà, rõ nét hơn bao giờ hết.Rồi mỗi khi ta nghe những câu thơ ngọt ngào về tình mẹ cha thì tình yêu thương, lòng biết ơn cha mẹ luôn có trong mỗi chúng ta đột ngột trào dâng dữ dội:
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước tròng nguồn chảy ra.
Hay:
Mẹ cha gánh vác hy sinh
Mẹ cha quên cả thân mình vì con.
Tình cảm yêu thương dành cho cha mẹ thì chúng ta ai cũng luôn có trong tim, không ai không vô vàn biết ơn công lao dưỡng dục của cha mẹ nhưng văn chương đã mài sác hơn ý niệm đẹp đẽ ấy để mỗi khi ta nghe những câu như vậy, lòng ta lại dưng dưng xúc động, ta lại càng thấm thía hơn công lao cũng như sự hi sinh vô bờ của cha mẹ dành cho ta.Tình cảm chính là những cốt lõi để tạo nên những suy nghĩ và hành động đúng đắn. Tình cảm càng nhân văn sẽ tạo ra những con người nhân văn. Văn chương chính là cái nôi nuôi lớn những hạt mần cảm xúc tốt đẹp ở con người và là thứ khí giới đắc lực của nhà văn để tạo nên những giá trị nhân văn cao ca, để người gần người hơn.