Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module TH40
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module TH40 Bài thu hoạch BDTX module TH40 cấp tiểu học Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên Tiểu Học VnDoc.com xin gửi tới thầy cô bài viết bài thu hoạch bồi dưỡng ...
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module TH40
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên Tiểu Học
VnDoc.com xin gửi tới thầy cô bài viết bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module TH40 để thầy cô cùng tham khảo. là bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module 40: thực hành giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học thông qua các môn học. Mời thầy cô cùng tham khảo chi tiết và tải về bài thu hoạch tại đây.
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module TH39
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module TH38
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module TH31
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ......... |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------------- |
BÀI THU HOẠCH
BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN GIÁO VIÊN
Module TH40: Thực hành giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học qua các môn học
Năm học: ..............
Họ và tên: ................................................................................................................
Đơn vị: .....................................................................................................................
1. Xác định mục tiêu bài học tăng cường giáo dục kĩ năng sống.
Thông qua các hoạt động giáo dục giúp học sinh củng cố, bổ sung và mở rộng thêm tri thức đã học, phát triển óc thẩm mỹ, tăng cường thể chất, nhận thức và xã hội, ý thức công dân, tình yêu quê hương, đất nước. Giáo dục thái độ tích cực, tinh thần đoàn kết, ý thức chủ động và mạnh dạn trong các hoạt động tập thể. Rèn luyện cho học sinh các kĩ năng tự quản hoạt động ngoài giờ lên lớp, góp phần GD tính tích cực của người công dân tương lai.
2. Cấu trúc kế hoạch bài học theo hướng tăng cường giáo dục kĩ năng sống.
Hoạt động 1: Tìm hiểu cấu trức một kế hoạch bài học tăng cường giáo dục kĩ năng sống
a. Kế hoạch bài học được thiết kế bao gồm các mục lớn sau:
- Mục tiêu bài học: Nhằm xác định các yêu cầu mà học sinh cần phải đạt được sau khi học xong bài.
- Các KNS được giáo dục: Nhằm xác định các KNS cụ thể được giáo dục cho HS qua bài học
- Các phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực: Nhằm xác định các phương pháp và kỹ thuật dạy học có thể sử dụng để giáo dục KNS nêu trên cho học sinh.
- Tài liệu và phương tiện: Nhằm xác định cá tài liệu và phương tiện dạy học cần thiết mà GV và HS cần phải chuẩn bị để sử dụng cho việc dạy học và học bài cụ thể này.
- Tiến trình dạy học: Nhằm xác định các giai đoạn, các hoạt động dạy học cụ thể trong quá trình dạy học bài học.
- Tư liệu: Nhằm cung cấp cho GV: Nội dung phiếu học tập cá nhân, phiếu giao việc cho các nhóm, thông tin, truyện, tình huống, trường hợp điển hình, ca dao, tục ngữ, bài thơ, bài hát... Có liên quan đến nội dung bài học để GV tham khảo, lựa chọn và sử dụng một cách linh hoạt trong quá trình dạy học.
b. So sánh giữa kế hoạch bài học theo hướng tăng cường KNS và kế hoạch bài học truyền thống.
- Điểm giống nhau: Đều có mục lớn như: mục tiêu bài học, tài liệu và phương tiện, tiến trình dạy học và tư liệu.
- Điểm khác nhau: Kế hoạch bài học theo hướng tăng cường KNS có thêm 2 mục tiêu đó là các KNS được giáo dục, phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực.
Hoạt động 2: Tìm hiểu cách viết mục tiêu bài học
- Mục tiêu bài học bao gồm những mục tiêu cụ thể về kiến thức, về kĩ năng, hành vi và về thái độ.
- Các mục tiêu không chung chung mà được diễn đạt bằng những động từ cụ thể, phù hợp với trình độ và đặc điểm của HS tiểu học, có thể định lượng, đo, đếm được, ví dụ như nêu được, trình bày được......
Hoạt động 3: Tìm hiểu các giai đoạn trong tiến trình dạy học
- Tiến trình dạy học của kế hoạch bài học theo hướng tăng cường KNS được chia thành 4 giai đoạn:
- Khám phá
- Kết nối
- Thực hành, luyện tập
- Vận dung
3. Thực hành thiết kế kế hoạch dạy học theo hướng tăng cường giáo dục kĩ năng sống.
Các bước | Mục đích | Mô tả quá trình thực hiện | Ví dụ |
1. Giới thiệu bài |
- Kích thích học sinh tự tìm hiểu xem đã biết gì về vấn đề sẽ được học - Giúp GV xác định thực trạng của HS trước khi giới thiệu vấn đề mới |
- GV (cùng HS) thiết kế hoạt động (có tính chất trải nghiệm) - GV (cùng với HS) đặt các câu hỏi nhằm gợi lại những hiểu biết đã có liên quan đến bài học - GV giúp HS xử lý/ phân tích các hiểu biết hoặc trải nghiệm của HS |
Hoạt động1: Nhận xét về trang phục |
2. Bài mới | - Giới thiệu thông tin, kiến thức và kỹ năng mới thông qua việc liên kết giữa cái đã biết với cái chưa biết |
- Giới thiệu mục tiêu bài học - Giới thiệu KT và KN mới - KT việc cung cấp KT đã chính xác chưa |
Hoạt động2: Lựa chọn trang phục |
3. Thực hành |
Tạo cơ hội cho HS vận dụng kiến thức và kỹ năng vào bối cảnh/hoàn cảnh/điều kiện - Định hướng để HS thực hành đúng cách - Điều chỉnh những hiểu biết và kỹ năng còn sai lệch |
GV thiết kế/ chuẩn bị những hoạt động mà theo đó yêu cầu HS phải sử dụng KT và KN mới - HS làm việc theo nhóm, cặp,... để hoàn thành nhiệm vụ - GV giám sát, điều chỉnh nếu cần thiết - GV khuyến khích HS thể hiện những điều các em suy nghĩ hoặc mới lĩnh hội được |
Hoạt động3: Đi siêu thị |
4. Vận dụng |
Tạo cơ hội cho HS tích hợp, mở rộng và vận dụng kiến thức và kỹ năng có được vào các tình huống/ bối cảnh mới. Lưu ý: GV cần phối hợp với phụ huynh trong việc nhắc nhở, động viên HS thực hành ở nhà để nội dung bài dạy đạt hiệu quả cao. |
- GV cùng HS lập kế hoạch các hoạt động đòi hỏi HS vận dụng kiến thức và KN mới - HS làm việc theo nhóm, cặp,...để hoàn thành nhiệm vụ - GV cùng HS tham gia hỏi và trả lời trong quá trình hoạt động - Gv đánh giá kết quả học tập của HS |
Hoạt động4: Biểu diễn thời trang |