14/01/2018, 09:25

Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module TH24

Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module TH24 Bài thu hoạch BDTX module TH24 cấp tiểu học - Đánh giá kết quả học tập ở tiểu học VnDoc.com xin gửi tới thầy cô bài viết bài thu hoạch bồi dưỡng thường ...

Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module TH24

- Đánh giá kết quả học tập ở tiểu học

VnDoc.com xin gửi tới thầy cô bài viết bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module TH24 để thầy cô cùng tham khảo.  là bài viết thu hoạch về việc đánh giá kết quả học tập của học sinh cấp tiểu học. Mời thầy cô cùng tham khảo chi tiết và tải về bài thu hoạch module TH24 tại đây.

Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module TH25

Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module TH4

Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module TH5

Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module TH6

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG .........

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------------

BÀI THU HOẠCH
BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN GIÁO VIÊN
Module TH24: Đánh giá kết quả học tập ở tiểu học

Năm học: ..............

Họ và tên: ................................................................................................................

Đơn vị: ....................................................................................................................

I. Một số khái niệm cơ bản

1. Kiểm tra

Là thuật ngữ chỉ cách thức hoặc hoạt động giáo viên sử dụng để thu thập thông tin về biểu hiện kiến thức, kĩ năng và thái độ của học sinh trong học tập nhằm cung cấp dữ kiện làm cơ sở cho việc đánh giá.

1.1. Kiểm tra định tính

Là phương thức thu thập thông tin về kết quả học tập và rèn luyện của học sinh bằng cách quan sát và ghi nhận xét dựa theo các tiêu chí giáo dục đã định.

1.2. Kiểm tra định lượng

Là phương thức thu thập thông tin về kết quả học tập của học sinh bằng số như điểm số hoặc số lần thực hiện của những hoạt động nào đó.

Cách và phương tiện ghi nhận kết quả học tập của học sinh bằng điểm hay số lần thực hiện theo những quy tắc đã tính trong kiểm tra là mang tính chất định lượng. Điểm số vẫn chỉ là những kí hiệu gián tiếp phản ánh trình độ học lực của mỗi học sinh mang ý nghĩa định tính. Bản thân điểm số không có ý nghĩa về mặt định lượng. Ví dụ: Không thể nói trình độ của học sinh đạt điểm 8 là cao gấp đôi học sinh đạt điểm 4 (thang điểm 10).

2. Đánh giá kết quả học tập

Là thuật ngữ chỉ quá trình hình thành những nhận định, rút ra những kết luận hoặc phán đoán về trình độ và phẩm chất của người học, hoặc đưa ra những quyết định về việc dạy học dựa trên cơ sở những thông tin đã thu thập được một cách hệ thống trong quá trình kiểm tra.

Đánh giá kết quả học tập được hiểu là đánh giá học sinh về học lực và hạnh kiểm thông qua quá trình học tập các môn học cũng như các hoạt động khác trong phạm vi của nhà trường.

3. Đo lường

Chỉ việc ghi nhận và mô tả kết quả làm bài kiểm tra của mỗi học sinh bằng một số đo, dựa trên những quy tắc đã định.

4. Lượng giá

Là đưa ra những thông tin ước lượng trình độ kiến thức, kĩ năng của người học bằng cách dựa vào các số đo đã có.

- Lượng giá theo chuẩn: So sánh tương đối kết quả đo lường được với chuẩn chung của một tập hợp học sinh.

- Lượng giá theo tiêu chí: Là đối chiếu kết quả đo lường được với những tiêu chí đã đề ra.

5. Trắc nghiệm

Là công cụ hoặc quy trình có tính hệ thống được dùng để đo lường các hành vi học tập (ví dụ như tóm ý, giải thích, tính toán)

II. Chức năng của đánh giá kết quả học tập ở tiểu học

1. Chức năng quản lí

Thể hiện qua hai phương diện đó là: (1) Xếp loại hoặc tuyển chọn người học; (2) duy trì và phát triển chuẩn chất lượng.

2. Chức năng kiểm soát và điều chỉnh hoạt động dạy và học

Đối với giáo viên và nhà trường, đánh giá nhằm kiểm soát các hoạt động ngay trong quá trình dạy và học, sau đó ra quyết định điều chỉnh, cải tiến dạy học là cơ chế đảm bảo cho việc phát triển chất lượng dạy học.

Đối với học sinh, thông tin kiểm tra đánh giá nhận được (điểm số, nhận xét) từ giáo viên và tự đánh giá của bản thân giúp người học kiểm soát, điều chỉnh việc học của mình.

3. Chức năng giáo dục và phát triển người học

Động viên: Quá trình đánh giá kết quả học tập được thực hiện một cách hiệu quả sẽ có tác dụng phát triển động cơ học tập (lòng mong muốn học tập cho sự phát triển của bản thân) cho học sinh.

=> Hoạt động kiểm tra phải thực hiện thường xuyên và thông tin làm căn cứ cho đánh giá phải đa dạng, cụ thể và khách quan.
Đánh giá góp phần phát triển toàn diện để chuẩn bị cho người học vào đời: Muốn việc đánh giá có thể góp phần phát triển toàn diện cho người học cần phải thực hiện một cách hệ thống và nhất quán những vấn đề sau:

=> Đánh giá phải xác định được khối lượng học tập hợp lí cho học sinh để không đẩy các em vào thế học thuộc lòng, học đối phó, học chỉ để có điểm, chỉ để biết chứ không để hiểu và áp dụng.

=> Kết quả học tập cần được đánh giá một cách hiệu quả, đáng tin cậy để có tác dụng hướng dẫn và khuyến khích các phương pháp học tập tích cực, ủng hộ các thói quen học tập có giá trị.

=> Phương pháp, công cụ kiểm tra đánh giá cần đa dạng (trắc nghiệm, tự luận, học nhóm, trò chơi, bài tập giải quyết vấn đề, làm đề án...) để kích thích người học tự bổ sung, phát triển những kiến thức, kĩ năng cần thiết cho cuộc sống cũng như cho nghề nghiệp về sau.

Ngoài các kĩ năng học tập, đánh giá cũng góp phần phát triển cho người học những kĩ năng và phẩm chất xã hội như: kĩ năng giao tiếp, làm việc hợp tác, ý thức cộng đồng, lòng tự trọng...Đây là những nhân tố quan trọng đối với con người trong xã hội hiện nay, giúp cho học sinh biết cách sống, cách làm việc với những người xung quanh.

III. Ý nghĩa của đánh giá kết quả học tập ở tiểu học.

1. Đối với học sinh

Việc kiểm tra và đánh giá được tiến hành thường xuyên, có hệ thống sẽ giúp học sinh:

Có hiểu biết kịp thời những thông tin "liên hệ ngược" bên trong. Điều chỉnh hoạt động học tập của chính mình. Điều trình bày trên được thể hiện ở ba mặt sau:

- Về mặt giáo dưỡng

Việc kiểm tra, đánh giá giúp các em học sinh thấy được:

  • Tiếp thu bài học ở mức độ nào?
  • Cần phải bổ khuyết những gì?
  • Có cơ hội nắm chắc những yêu cầu của từng phần trong chương trình học tập.

- Về mặt phát triển

Thông qua việc kiểm tra, đánh giá, học sinh có điều kiện để tiến hành các hoạt động trí tuệ như:

  • Ghi nhớ
  • Tái hiện
  • Chính xác hóa
  • Khái quát hóa
  • Hệ thống hóa
  • Hoàn thiện những kĩ năng, kĩ xão vận dụng tri thức đã học
  • Phát triển năng lực chú ý
  • Phát triển năng lực tư duy sáng tạo.

Như vậy, nếu việc kiểm tra và đánh giá được tiến hành tốt nó sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh phát triển năng lực tư duy sáng tạo, linh hoạt vận dụng kiến thức đã học giải quyết những tình huống thực tế.

- Về mặt giáo dục

Kiểm tra, đánh giá nếu được tổ chức tốt sẽ mang ý nghĩa giáo dục đáng kể. Việc kiểm tra, đánh giá tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh:

Hình thành nhu cầu, thói quen tự kiểm tra, đánh giá, nâng cao tinh thần trách nhiệm trong học tập và ý chí vươn tới những kết quả học tập ngày càng cao, đề phòng và khắc phục tư tưởng sai trái như "trung bình chủ nghĩa", tư tưởng đối phó với thi cử; nâng cao ý thức kỷ luật tự giác, không có thái độ và hành động sai trái với thi cử. Củng cố được tính kiên định, lòng tự tin vào sức lực khả năng của mình, đề phòng và khắc phục được tính ỷ lại, tính tự kiêu, tự mãn, chủ quan; phát huy được tính độc lập sáng tạo, tránh được chủ nghĩa hình thức, máy móc trong kiểm tra.

Nâng cao ý thức tập thể, tạo được dư luận lành mạnh, đấu tranh với những tư tưởng sai trái trong kiểm tra, đánh giá, tăng cường được mối quan hệ thầy trò...

Như vậy, chúng ta có thể khẳng định: Việc kiểm tra, đánh giá học sinh có các tác dụng đối với học sinh như sau:

Giúp học sinh phát hiện và điều chỉnh thực trạng hoạt động học tập.

Củng cố và phát triển trí tuệ cho các em. Giáo dục cho học sinh một số phẩm chất đạo đức nhất định.

2. Đối với giáo viên

Việc kiểm tra, đánh giá học sinh sẽ giúp cho người giáo viên những "thông tin ngược ngoài", từ đó có sự điều chỉnh hoạt động dạy cho phù hợp. Cụ thể như sau:

- Kiểm tra, đánh giá, kết hợp theo dõi thường xuyên các em tạo điều kiện cho người giáo viên:

Nắm được cụ thể và tương đối chính xác trình độ năng lực của từng học sinh trong lớp do mình giảng dạy hoặc giáo dục, từ đó có những biện pháp giúp đỡ thích hợp, trước là đối với học sinh khá giỏi và học sinh yếu kém, qua đó mà năng cao chất lượng học tập chung của cả lớp.

- Kiểm tra, đánh giá được tiến hành tốt sẽ giúp giáo viên nắm được:

Trình độ chung của cả lớp hoặc khối lớp Những học sinh có tiến bộ rõ rệt hoặc sa sút đột ngột. Qua đó, động viên hoặc giúp đỡ kịp thời các em này.

- Kiểm tra, đánh giá tạo cơ hội cho thầy giáo xem xét có hiệu quả những việc làm sau:

Cải tiến nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học mà người giáo viên đang tiến hành. Hoàn thiện việc dạy học của mình bằng con đường nghiên cứu khoa học giáo dục.

3. Đối với cán bộ quản lý giáo dục

Kiểm tra, đánh giá học sinh sẽ cung cấp cho cán bộ quản lý giáo dục các cấp những thông tin cần thiết về thực trạng dạy- học trong một đơn vị giáo dục để có những chỉ đạo kịp thời, uốn nắn những sai lệch nếu có; khuyến khích, hỗ trợ những sáng kiến hay đảm bảo thực hiện tốt mục tiêu giáo dục. Qua phần trình bày trên, có thể khẳng định: Kiểm tra, đánh giá học sinh có ý nghĩa về nhiều mặt, trong đó quan trọng nhất vẫn là đối với chính bản thân từng em học sinh.

Mời thầy cô cùng tải về bản DOC hoặc PDF để xem đầy đủ nội dung thông tin

0