14/01/2018, 09:24

Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module TH19

Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module TH19 Bài thu hoạch BDTX TH19 : Tự làm đồ dùng dạy học ở trường tiểu học VnDoc.com xin gửi tới thầy cô bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module TH19 để thầy ...

Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module TH19

: Tự làm đồ dùng dạy học ở trường tiểu học

VnDoc.com xin gửi tới thầy cô bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module TH19 để thầy cô cùng tham khảo. Bài thu hoạch nêu rõ những tiêu chí đánh giá thiết bị dạy học tự làm, hướng thiết kế đồ dùng dạy học tự làm... Mời thầy cô cùng tham khảo chi tiết bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module 19 tại đây.

Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module TH31

Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên của giáo viên

Mẫu kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên cá nhân năm học 2016-2017

TRƯỜNG TIỂU HỌC ...................

TỔ CHUYÊN MÔN TIỂU HỌC

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------

BÀI THU HOẠCH
BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN GIÁO VIÊN

Năm học: ..............

Họ và tên: ...................................................................................................................

Đơn vị: .......................................................................................................................

Module TH 19: "Tự làm đồ dùng dạy học ở trường tiểu học"

Câu 1: Hãy nêu những tiêu chí đánh giá các thiết bị dạy học tự làm

Trả lời:

Bất cứ một TBDH dù dưới hình thức nào cũng cần đảm bảo 4 tiêu chí:

1. Tính khoa học

Đây là tiêu chí Cơ bán để đanh giá TBDH. Nó được hiểu như sau:

  • TBDH phái đảm bảo tính chính xác, đảm bảo các thông tin chủ yếu về các hiện tượng, sự vật có liên quan đến nội dung bài học, phán ánh rõ các dấu hiệu bản chất cúa nội dung dạy học, có thể giải quyết được những vấn đề mà chương trình và SGK đặt ra.
  • TBDH phải góp phần vào việc đổi moi PPDH chứ không chỉ đơn thuần là minh hoạ cho bài giảng.

2. Tính sư phạm

  • Tạo ra chỗ dựa trực quan cho tu duy, bổ sung vốn hiểu biết để giúp HS tiếp thu kiến thức có hiệu quả.
  • Tạo điều kiện mở rộng hoặc làm sâu sấc thêm nội dung bài học.
  • Dùng cho nhiều loại bài học.

3. Tính tiện lợi

- Dễ dùng, dễ thao tác.

- Đảm bảo an toàn cho người sử dụng.

4. Tính thẩm mĩ

- Đẹp, bền, gây cảm hứng cho cả người dạy và người học.

- Đảm bảo vệ sinh môi trường, tiết kiệm,...

Câu 2: Khi thiết kế các TBDH tự làm, chúng ta có thể thực hiện theo những hướng nào?

Trả lời:

Hướng nghiên cứu, chế tạo đồ dùng dạy học trong các phân môn

1. Trước hết, phải hướng công tác tự làm TBDH tới các loại hình sau đây:

  • Sửa chữa những dụng cụ hỏng.
  • Cải tiến các dụng cụ cũ, dụng cụ nước ngoài cho phù hợp với điều kiện Việt Nam.
  • Bổ sung những dụng cụ mới vào bộ dụng cụ đã có, làm cho chúng trờ thành một bộ dụng cụ hoàn chỉnh và có thể sử dụng được.

2. Tổ chức phong trào tự làm đồ dùng dạy học trong trường tiểu học:

  • Việc tự làm TBDH cần được tiến hành một cách có kế hoạch, có tổ chức, có phân công hợp lí.
  • Mỗi GV cần nghiên cứu, khai thác hết những TBDH đã đuợc cung cẩp cho khối mình, lớp mình, những TBDH đã được cung cấp có thể dùng chung với khối lớp khác. Trên cơ sở đó, định ra kế hoạch tự làm TBDH cho từng học kì và cả năm học.
  • GV có thể hướng dẫn HS cùng tham gia, nhất là công việc sưu tầm tranh, ảnh từ sách báo, tạp chí, lịch, sưu tàm hiện vật,...
  • Ngoài ra, có thể nhờ các GV khác trong trường (GV mĩ thuật,...), cha mẹ HS (là những hoạ sĩ, thợ thủ công,...) làm giúp.

Có thể:

a. Sưu tầm vật thật và mẫu vật:

Bao gồm các dạng sau:

  • Các vật sấy khô, ép khô như: lá cây và các bộ phận của cây, một số con vật, một số loại hoa quả,...
  • Sưu tầm vật tươi sổng để trực tiếp giới thiệu khi giảng dạy như: con cá, con bướm, hoa, lá, quả,...
  • Sưu tầm một sổ vật thực như: các dụng cụ lao động, chai, lọ, các sản phẩm có dạng hình vuông, hình tròn, hình lập phương,... các đồ dùng điện như: dây dẫn điện, bóng điện, công tắc, nhiệt kế, la bàn,...
  • Sưu tầm một sổ sản phẩm tiêu biểu của địa phương như: thêu, đan, dệt, các nhạc cụ dân tộc, các mô hình (nhà sàn, nhà rông, đình, chùa,...).
  • Một sổ mẫu vật ngâm, mẫu vật ép, mẫu vật nhồi đơn giản.

b.Sưu tầm tranh, ảnh:

  • Vẽ tranh về các dạng thời tiết, các hệ cơ quan trong cơ thể,...
  • Tranh, ảnh trên báo chí, lịch,... Các hình ảnh được chọn phải tiêu biểu, điển hình, có kích thước phù hợp, đảm bảo cho HS quan sát, gần gũi với HS ,...
  • Vẽ tranh, làm tranh động: Khai thác các yếu tổ động trong các bài Tập đọc, các bài Kể chuyện,... nhằm thu hút sự chú ý, làm tăng hứng thú học tập cũng như khơi gợi trí tò mò của HS.

c. Tự làm mô hình: mô hình tĩnh, mô hình động.

- Có thể sưu tầm các loại mô hình có sẵn ở đồ chơi trẻ em như hoa quả, máy bay, ô tô, tàu hoả,...

- Dùng các nguyên vật liệu như bìa các tông, vỏ xốp, nhựa để tạo nên các sản phẩm như: mô hình an toàn giao thông, mô hình làng quê và đô thị, mô hình đồi núi, mô hình vòng tuần hoàn của nước trong thiên nhiên,...

d. Dụng cụ thí nghiệm:

- Sử dụng các loại cốc thủy tinh có kích thước khác nhau, những ống nhựa, dây dẫn điện, vật thu điện,... để tiến hành các thí nghiệm đơn giản.

e. Sơ đồ:

- Để đơn giản hoá kiến thức hoặc làm rõ mối liên hệ giữa các kiến thức, GV có thể vẽ, phóng to các sơ đồ trong sách hoặc tự mình thiết kế.

g. Đồ thị, bản đồ:

- GV có thể vẽ hay phóng to các bản đồ, lược đồ hành chính, địa hình, bản đồ thế giới, lược đồ về mật độ dân cư, phân bổ cây trồng,...

Câu 3: Thực hành thiết kế một TBDH trong các môn TNXH, Toán hay Tiếng Việt và nêu những ứng dụng của nó.

Trả lời:

Tôi đã thiết kế một bộ thẻ trắc nghiệm nhanh dùng cho môn Toán 3, có thể làm dạng thẻ này với môn toán ở tất cả các khối lớp tiểu học. Áp dụng tiêu chí đánh giá của mô đun được đánh giá như sau:

1. Đảm bảo tính khoa học

- Đồ dùng là các thẻ trắc nghiệm nhanh: Trên một tờ bìa A4 cắt làm 4 HCN mảnh to khoảng bàn tay. Một mặt viết phép tính nhân, chia, cộng, trừ các số tự nhiên trong phạm vi đã học, mặt bên kia ghi kết quả của phép nhân, chia, cộng, trừ của phép tính mặt trước. Cũng có thể ghi số ghi số có nhiều chữ số để trắc nghiệm đọc nhanh các số tự nhiên có 3-5 chữ số, hoặc hỏi nhanh về giá trị của các chữ số bất kỳ trong số có nhiều chữ số đó.

- Về cách sử dụng:

  • Có thể để giáo viên kiểm tra nhanh các đối tượng học sinh trong lớp xem có thuộc bảng nhân chia không? có cộng trừ nhẩm nhanh không? có đọc được các số có nhiều chữ số không? có nắm được các hàng của số tự nhiên không? có thuộc quy tắc tính chu vi, diện tích các hình đã học không?
  • Có thể để HS ôn theo nhóm: một học sinh giơ và rút thể bất kỳ cho các bạn khác trả lời, khi nhóm có từ 2 HS trở lên. Như vậy có thể cho ban học tập điều khiển lớp ôn về các câu hỏi hoặc các phép tính của thẻ yêu cầu, trong khi truy bài.
  • Có thể để hỗ trợ HS khi học cùng người lớn ở nhà.
  • Có thể giúp HS tự nâng cao kỹ năng nhẩm 4 phép tính, đọc số..... học mọi nơi mọi lúc có thể.

2. Đảm bảo tính sư phạm

  • Tạo ra chỗ dựa trực quan giúp HS phản ứng nhanh, ghi nhớ sâu, tư duy nhanh trong điều kiện theo dõi của các bạn trong lớp. Tránh học vẹt.
  • Dùng cho nhiều loại bài học toán: Tính toàn 4 phép tính, so sánh giá trị từ 2 thẻ hoặc nhiều 4 - 5 thẻ để sắp xếp theo thứ tự từ lớn- bé hoặc từ bé - lớn

3. Đảm bảo tiện lợi, lâu dài

  • Tùy loại bài hoặc mục đích sử dụng có thể làm bằng bảng viết phấn, có thể giấy bìa A4 cứng, có thể chỉ là giấy trắng A4 dừng bút lông dầu viết là được.
  • Dễ dùng, dễ thao tác, dễ bảo quản.
  • Đảm bảo an toàn cho người sử dụng.

4. Đảm bảo tính thẩm mĩ

- Đẹp, bền, gây cảm hứng cho cả người dạy và người học.

- Đảm bảo vệ sinh môi trường, tiết kiệm,...

                                                       ..................., ngày....tháng....năm...
  Người viết
0