Bài thơ Tâm tư trong tù hay chính là một khúc ca tâm trạng của người thanh niên trẻ – một cánh chim tự do bị giam cầm khát khao được sổ lồng tung cánh
Đề bài: Bài thơ Tâm tư trong tù hay chính là một khúc ca tâm trạng của người thanh niên trẻ – một cánh chim tự do bị giam cầm khát khao được sổ lồng tung cánh. Qua phân tích bài Tâm tư trong tù hãy làm rõ nhận định trên. Năm 1939, Tố Hữu rơi vào nanh vuốt thực dồn Pháp. Chúng giam nhà thơ ở ...
Đề bài: Bài thơ Tâm tư trong tù hay chính là một khúc ca tâm trạng của người thanh niên trẻ – một cánh chim tự do bị giam cầm khát khao được sổ lồng tung cánh. Qua phân tích bài Tâm tư trong tù hãy làm rõ nhận định trên. Năm 1939, Tố Hữu rơi vào nanh vuốt thực dồn Pháp. Chúng giam nhà thơ ở Huế. Cuộc đời hoạt động cách mạng bị ngắt quãng. Tô Hữu chìm vào thế bị động, cô đơn nhiều u uẩn. Cuộc sống của người thanh niên trẻ giờ đây chỉ còn là những chuỗi ngày vô nghĩa. Chí ...
Đề bài: Bài thơ Tâm tư trong tù hay chính là một khúc ca tâm trạng của người thanh niên trẻ – một cánh chim tự do bị giam cầm khát khao được sổ lồng tung cánh. Qua phân tích bài Tâm tư trong tù hãy làm rõ nhận định trên.
Năm 1939, Tố Hữu rơi vào nanh vuốt thực dồn Pháp. Chúng giam nhà thơ ở Huế. Cuộc đời hoạt động cách mạng bị ngắt quãng. Tô Hữu chìm vào thế bị động, cô đơn nhiều u uẩn. Cuộc sống của người thanh niên trẻ giờ đây chỉ còn là những chuỗi ngày vô nghĩa. Chí hướng không thề thực hiện được. Tố Hữu thốt lên từ tận đáy lòng lời bộc bạch của một tù nhân.
Cô đơn thay là cảnh thân tù!
Tai mở rộng và lòng sôi rạo rực.
Tôi lắng nghe tiếng đời lăn náo nức.
Ở ngoài kia vui sướng biết bao nhiêu! .
Lòng Tố Hữu rối như tơ vò. Cuộc sống bao trùm là những chuỗi ngày cô đơn. Sự cô độc – sự bơ vơ làm cho người ta rơi vào khủng hoảng. Bởi vì “con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội”. Còn nhà tù là nơi bọn thực dân cầm dao cắt đứt tất cả các quan hệ với xã hội, với anh em đồng chí của tù nhân. Thể xác bị dằn vặt, tinh thần thì lạc lõng. Ôi quả thật đây là một sự thông trị tàn ác! Chính trong sự cô đơn đáng sợ ấy, người chiến sĩ cách mạng cố để cho tâm tưởng của mình giao tiếp với bên ngoài. Phải chăng chính sự giao cảm ấy sẽ làm cho con người ta đỡ phần nào hiu quạnh? Sự tự do đã mất. Tố Hữu mở rộng đôi tai, giang rộng cửa lòng để tìm nghe những âm thanh của cuộc sống bên ngoài. Cuộc sống ấy, đối với anh ta và những chiến sĩ cách mạng khác bị giam cầm bây giờ không còn được tận hưởng sự đa dạng, cái phong phú, mọi sự biến đổi của nó. Làm sao ta có thể hiểu hết được tâm hồn của người tù khi bị giam trong tù ngục? Chì có những ai đồng cảnh ngộ mớỉ có thể hiểu hết nỗi đau của họ.
Hiện tại, họ chỉ có thể ngồi xà lim bưng bít, cố:
Đôi ánh lạt ban chiều
Len nhẹ nhẹ qua rào ô cửa nhỏ.
Đây lạnh lẽo bốn tường vôi khắc khổ
Đây sàn lim, manh ván ghép sầm u…
“Đôi ánh lạt ban chiều” len nhẹ qua vào ô cửa nhỏ của căn xà lim làm cho người tù càng cảm thấy buồn da diết. Ánh nắng bình minh tượng trưng cho sức sống, cho sự trẻ trung nhiều hi vọng, còn ánh nắng chiều hôm biểu hiện cho sự tàn tạ, sầu héo và càng làm cho tâm hồn con ngựời bơ vơ lạc lõng giữa thiên nhiên. Nói đến thiên nhiên – dù chỉ là ánh mai sắp tắt, cũng là sự khao khát được cảm nhận nét trong trẻo thanh khiết của nó đối với những người tù. Nhìn ánh nắng lạt dần theo thời gian người tù có cảm tưởng như cuộc đời mình cũng thế. Cảnh và người đang có cùng tâm trạng. “Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”. Nhà thơ thốt lên giữa thực tại phũ phàng:
Đây lạnh lẽo bốn tường vôi khắc khổ
Đây sàn lim, manh ván ghép sầm u…
Một thế giới tù ngục được Tố Hữu vẽ ra thật não nùng. Bốn tường đá vô tri, khắc khổ, không biết đã vô tình giam chân biết bao nhiêu người chiến sĩ. Sàn xà lim với những mảnh ván ghép, chắc đã không ít người nàm lại đây vĩnh viễn nên có vẻ sầm u… Sự vật vô tri dưới cặp mắt của nhà thơ dường như cũng có tâm trạng. Chúng được những con người gây ra tội ác tạo nên để thực hiện những việc làm tội ác. Tất cả sự chết chóc đau đớn và tội lỗi như khắc vào từng tường vôi, mảnh ván. Sự vật – hay chính là những nhân chứng xác thực về tội ác của bọn thực dân?
Trở lại với thực tại. Tố Hữu không phải thốt lên lần thứ hai những câu thơ – hay những câu hát lòng buồn bã:
Cô đơn thay là cảnh thân tù!
Tai mở rộng và lòng sôi rạo rực
Tôi lắng nghe tiếng đời lăn náo nức
Ở ngoài kia vui sướng biết bao nhiêu!
Điệp khúc tâm trạng ấy được lặp lại nghe não nùng chua xót. Xót xa cho phận mình và ước ao được hòa mình vào cuộc sống. Tất cả choáng ngợp cả tâm hồn trẻ trung của tù nhân.
Sự đau khổ của con người ấy tăng lên nhưng sự ham hố được tự do, được hoạt động đã trở thành một ngọn sóng lòng dào dạt, thôi thúc nhà thơ bằng tất cả mọi giác quan, nhưng chủ yếu có lẽ là đôi tai, nhà thơ đang lắng nghe và cảm nhận cuộc sống bên ngoài tù ngục. Thiên nhiên mà tác giả cảm nhận được không còn là “ánh lạt ban chiều” buồn bã mà là:
Nghe chim reo trong gió mạnh lên triều
Nghe vội vã tiếng dơi chiều đập cánh
Nghe lạc ngựa rùng chân bên giếng lạnh
Dưới đường xa, nghe tiếng guốc đi về…
Sự cảm nhận ấy thật tinh tế và sâu sắc. Ta cảm thấy thiên nhiên có chút gì phẫn nộ, có một sự nổi dậy, một sự phản công hay giận dừ. Tiếng chim cô đơn trong thiên nhiên sắp nổi cơn thịnh nộ, làm cho ta cảm thấy có một sự cầu cứu, một lời khẩn thiết báo hiệu một điều gì.
Tiếng chim báo hiệu bão tới, hay tiếng chim lạc bầy trong gió cuốn? Trước sự cô đơn của mình chim cất lên tiếng kêu thảm thiết. Tâm trạng của nhà thơ hay chính hoàn cảnh của chim?
Nhà thơ cảm nhận được điều ấy hay chính nhà thơ đang cảm nhận lòng mình? Có lẽ trong sự cô đơn, Tố Hữu đã cảm nhận như thế. Tâm trạng của nhà thơ lại trở về với sự buồn bã của tiếng dơi chiều đập cánh. Màu buồn vẫn nổi lên làm cho cảnh vật hiu hắt. Đâu đâu văng vẳng tiếng lạc ngựa của một người hành khách đường xa. Bên giếng lạnh ngựa dừng lại, chắc có lẽ uống nước. Tiếng chuông vang lên xa gần và người chiến sĩ nghe được. Tiếng động như xoáy vào lòng nhà thơ, khơi lên một niềm khát vọng tự do. Nhà thơ nghĩ mình có thể như chú ngựa kia, tự do, tung vó. Mỗi tiếng lạc là mỗi hồi chuông dội vào lòng nhà thơ, nghe thúc giục, réo gọi. Chính trong lúc này, nhà thơ mới cảm nhận hết sự bưng bít của nhà tù. Sự cảm nhận ấy liên tục cho đến khi tác giả nghe văng vẳng tiếng guốc, trên đường xa. Tiếng guốc – một hình ảnh giản dị – mộc mạc, đáng yêu biểu tượng cho người con gái. Cô gái Huế xinh xinh trên đường xa, tiếng guốc biểu hiện cho sự hòa bình, cho sự hạnh phúc bởi vì nó là âm thanh của đời thường đối lập với cái im ìặng ghê rợn chốn tù ngục giam hãm con người. Tiếng guốc vang vang, nhỏ dần làm lòng người trong ngục nao nao. Thế là nhà thơ đả cảm nhận ra sự có mặt của con người. Tất cả sự cô đơn dàn trải trong lòng nhà thơ, như được tiếng guốc xóa sạch. Tiếng guốc đưa vào lòng người chiến sĩ một sức mạnh, một tình cảm được phục sinh, một niềm an ủi xóa đi bao chuỗi ngày cô đơn buồn tẻ.
Đoạn thơ là một bức tranh của tâm trạng cô đơn. Người thanh niên bước đầu bị vùi thân nơi tù ngục không thể tránh khỏi những cảm giác ấy.
Từ khóa tìm kiếm
- tâm tư trong tù
- Baj tho Tam tu trog tu
- cách cảm nhận cuộc sông của nhà thơ ở bài tâm tư trong tù
- cảm nhận bài thơ tâm tư trong tù của Tố Hữu
- phân tích bài thơ tâm tư trong tù
- ptbd cua bai tam tu trong tu
- tâm tư tr
- tam tu trong
- thông điệp của bài thơ tâm tư trong tù