04/06/2017, 23:31

Bài thơ Ông đồ cho ta thấy được nỗi lòng và tâm trạng của tác giả. Hãy làm sáng tỏ điều đó.

Hai hình ảnh khác nhau của ông đồ gắn liền với sự chuyển đổi thời gian nhưng không phải là thời gian của đất trời (vì năm nào mà chả có Tết đến xuân về) mà là thời gian của con người, thời gian của lòng người, gắn với sự đối thay của cuộc sống đang ngày càng Âu hóa. Tâm trạng của nhà thơ, ở đây, ...

Hai hình ảnh khác nhau của ông đồ gắn liền với sự chuyển đổi thời gian nhưng không phải là thời gian của đất trời (vì năm nào mà chả có Tết đến xuân về) mà là thời gian của con người, thời gian của lòng người, gắn với sự đối thay của cuộc sống đang ngày càng Âu hóa.

Tâm trạng của nhà thơ, ở đây, thể hiện qua sự nuối tiếc một thú vui tao nhã, thanh cao của một thời xưa cũ; một thú vui vốn đã trở thành nét đẹp truyền thống của cha ông ta mỗi khi Tết đến xuân về: “Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ - Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh”. Thú vui ấy mất đi cùng với sự đổi thay của cuộc sống khiến cho con người tạo ra hay góp phần mang lại thú vui ấy (ông đồ) cũng biến mất. Sự hoài cổ ở đây mang giá trị nhân văn, nó gợi lại một phong tục tập quán tốt đẹp của một thời xưa cũ. Chúng ta có thể, do nhu cầu của cuộc sống hiện đại, tiếp thu những cái mới cần thiết cho con người và cho cuộc sống nhưng sự biến mất của những truyền thống tốt đẹp mang tính văn hóa cao lại khiến cho những người nặng lòng với văn hóa truyền thống không khỏi ngậm ngùi.
 
Niềm cảm thương của tác giả trước sự biến mất của ông đồ và thú chơi câu đối ngày Tết cũng chính là cảm xúc trữ tình, giá trị nhân văn của bài thơ.

0