31/03/2021, 15:30

Bài tham khảo số 3 - 6 Bài văn Phân tích quá trình tha hóa của Chí Phèo trong tác phẩm Chí Phèo (Nam Cao)

Trong những năm 40 của thế kỉ, cuộc sống của nhân dân ta rất khó khăn, bị bóc lột khổ cực, hay chính họ là những nô lệ cho tầng lớp quan lại, bí bách không lối thoát. Trước hiện thực ấy, đã có rất nhiều nhà văn đứng lên bênh vực cho lẽ phải, phê phán hiện thực bằng ngòi bút của mình. ...

Trong những năm 40 của thế kỉ, cuộc sống của nhân dân ta rất khó khăn, bị bóc lột khổ cực, hay chính họ là những nô lệ cho tầng lớp quan lại, bí bách không lối thoát. Trước hiện thực ấy, đã có rất nhiều nhà văn đứng lên bênh vực cho lẽ phải, phê phán hiện thực bằng ngòi bút của mình. Trong các tác giả đó, phải kể đến Nam Cao, ông nổi bật với những trang viết khai phá sâu sắc bi kịch của những kiếp người khổ đau trong bóng tối của xã hội. Chí Phèo là một trong những tác phẩm được coi là kiệt tác của ông về tài năng cũng như trong phong cách nghệ thuật.


Truyện ngắn Chí Phèo đã tái hiện lại hình ảnh nông thôn của xã hội Việt Nam lúc bấy giờ (trước Cách mạng tháng Tám). Đó là một xã hội được đặc trưng bởi một bên là bộ mặt của Bá Kiến, Lí Cường, Đội Tảo… là một đội ngũ cường hào, đại chủ thống trị, bóc lột sức lao động của nhân dân, nhưng cũng chính trong nội bộ này cũng có sự mâu thuẫn. Bọn chúng như một đàn cá tranh mồi. Mồi thì ngon mà bè nào cũng muốn ăn, do đó, chúng luôn rình cơ hội để thống trị lẫn nhau, muốn cho nhau lụi bại để cưỡi đầu cưỡi cổ lên nhau. Mâu thuẫn khá phổ biến, gay gắt, có liên quan đến những số phận Binh Chức, Năm Thọ và đặc biệt là Chí Phèo.


Tầng lớp thứ hai là những người như Chí Phèo, Năm Thọ, Binh Chức họ lại hợp thành một nhóm riêng. Họ là những người dân thường, những người lao động nghèo, nhưng đã bị lưu manh hóa, bị mua chuộc và trở thành tay sai cho bọn địa chủ thống trị, những tên cường hào, lí dịch và gây nên không biết bao nhiêu tội vạ cho những người lương thiện. Dưới ngòi bút của Nam Cao, bức tranh xã hội hiện lên đầy kịch tính, chất chứa những xung đột bùng nổ.


Tác giả đã xây dựng hình tượng Chí Phèo là người điển hình cho những người bị tha hóa. Tha hóa tức là biến đổi thành cái khác. Khi con người bị tha hóa thường xấu xa đi so với bản chất lương thiện của họ. Chí Phèo, bị tha hóa ở hai phương diện. Chí Phèo vốn là một người có bản chất hiền lành, là người nông dân lương thiện mà phải sống như một con quỷ dữ ở làng Vũ Đại. Không chỉ thế, những người dân làng Vũ Đại trở nên xa lánh Chí, không chấp nhận cho Chí quay về làm “người”. Thậm chí mọi người còn sợ hãi, đáng thương hơn là khi Chí chết cả làng không ai thương tiếc mà lại vui mừng.

Thông qua nhân vật Chí Phèo, Nam Cao đã trực tiếp nêu lên vấn đề con người bị tha hóa, bị vong thân, mất nhân tính, nhân cách vì bị áp bức, bóc lột, đói khổ, cùng cực. Tác giả đã mổ xẻ vấn đề trong cuộc sống, ý thức về quyền sống, quyền làm người, ý thức nhân cách, nhân phẩm ngay ở những con người bị cộng đồng khinh bỉ, gạt sang bên lề của xã hội. Nhưng người đọc cũng có thể thấy được, truyện Chí Phèo còn giúp người đọc có cơ sở để chia sẻ những dằn vặt, đau khổ của con người khi không được làm người, chỉ mong ước có được cuộc sống bình thường, tiếng kêu không ai đáp “Ai cho tôi lương thiện” của Chí như thức tỉnh về số phận của mình, nhưng tiếng kêu của anh đã không ai chấp nhận.


Chính sự ý thức được bản thân mình bị tha hóa, muốn quay về làm người lương thiện nhưng không ai chấp nhận hắn, đã dẫn đến bi kịch tiếp nối trong cuộc đời hắn. Chí Phèo tuy đã bị tha hóa từ lâu, nhưng trước khi gặp Nở, hắn sống triền miên trong men rượu và chưa thấy mình khổ, tức là chưa thực sự có bi kịch nội tâm. Cho đến lúc bị ốm, Chí gặp Nở, một người phụ nữ xấu đến “ma chê quỷ hờn” đã giúp hắn thức tỉnh ra được tình trạng tha hóa của mình và bắt đầu diễn ra trong đời sống nội tâm của Chí.


Chí Phèo đã ý thức được kẻ gây ra cuộc đời đau khổ, biến hắn thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại chính là Bá Kiến, nhân vật tiêu biểu cho giai cấp thống trị. Bá Kiến đã được Nam Cao vạch trần bộ mặt xấu xa, tàn ác của hắn. Đây là một tên cáo già cường hào trong “nghề” thống trị dân đen. Trông thì có vẻ cao sang, ăn nói hiểu đời, hiểu người, giúp đỡ những người khó khăn trong lúc hoạn nạn. Nhưng chính hắn lại đẩy những người tốt như Chí đến con đường tội ác, bản chất của hắn thật ghê tởm. Vì thế, Chí đã đến để đòi lại công bằng với Bá Kiến trong những cơn say, nhưng lại là lúc tỉnh nhất trong đời của Chí. Nhưng vì quá nhỏ bé trước thế lực thống trị độc ác nên khiến Chí đau khổ lại nối tiếp đau khổ.


Đau khổ tột cùng hơn khi Chí muốn có một gia đình với Thị Nở. Mấy ngày ở với Thị Nở hắn mới biết đến cái cảm giác ấm áp của gia đình, biết vui, biết buồn, biết mơ ước, biết ăn năn… Như vậy, Chí không phải là người máu lạnh. Nhưng vốn là người “dở hơi” không có lập trường nên Thị Nở cũng đã cự tuyệt Chí. Và con đường cuối cùng của hắn là đến tìm giết Bá Kiến sau đó tự sát. Một cái kết đau thương cho những con người không lối thoát trong cuộc sống.


Kết thúc câu chuyện, không chỉ dừng ở đấy, tuy Bá Kiến chết nhưng vẫn còn con cái, các thế lực cường hào lại tiếp tục bóc lột dân đen, còn Thị nhìn xuống cái bụng của mình và cái lò gạch bỏ hoang. Người dân hiểu rằng “Tre già măng mọc”. Và như vậy, cái chết của Chí và Bá Kiến tố cáo lên thực cảnh xã hội nhưng chưa giải quyết được thực cảnh ấy.


Nam Cao là người có sự thông cảm, sẻ chia sâu sắc với nông dân mới hiểu được và khắc họa lên bức tranh xã hội như vậy. Tác giả đã xây dựng thành công nhân vật Chí Phèo không chỉ là người đại diện cho tầng lớp bị tha hóa, mà đó còn là tiếng kêu cứu thiết tha của những con người bất hạnh. Hãy đấu tranh để bảo vệ quyền lợi, quyền sống, quyền làm người của họ. Qua đây, ta có thể thấy được giá trị nhân đạo sâu sắc được thể hiện trong truyện ngắn Chí Phèo.

Hình minh họa
Hình minh họa

Nguyễn Mỹ Hương

187 chủ đề

43907 bài viết

0