Bài tham khảo số 10 - 13 Bài tóm tắt tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu) (Ngữ Văn 12) hay nhất
Chiếc thuyền ngoài xa là tác phẩm truyện ngắn của nhà văn Đỗ Minh Châu sáng tác vào năm 1983. Truyện ngắn là câu chuyện của nghệ sĩ nhiếp ảnh tên Phùng chuyên đi săn những bức ảnh nghệ thuật và một gia đình làng chài mà tình cờ anh chứng kiến trong chuyến đi công tác của mình. Và ...
Chiếc thuyền ngoài xa là tác phẩm truyện ngắn của nhà văn Đỗ Minh Châu sáng tác vào năm 1983. Truyện ngắn là câu chuyện của nghệ sĩ nhiếp ảnh tên Phùng chuyên đi săn những bức ảnh nghệ thuật và một gia đình làng chài mà tình cờ anh chứng kiến trong chuyến đi công tác của mình. Và ngay lúc này, anh đã có những thay đổi trong suy nghĩ về nghệ thuật, về thân phận cuộc sống con người.
Phóng viên Phùng – một nhiếp ảnh tài hoa, anh đam mê với nghề và yêu những bức ảnh nghệ thuật. Chính vì vậy, trưởng phòng đã giao anh nhiệm vụ đi chụp một tấm ảnh cảnh biển có sương để cho vào bộ ảnh lịch cuối năm. Anh chọn một vùng biển miền Trung, nơi mà anh từng chiến đấu. Tại đây, ngoài chơi với Đẩu, Phùng có làm thân với cậu bé tên Phác.
Sau khoảng một tuần lễ phục kích tại bờ biển, Phùng đã chụp được cảnh biển vô cùng đắt giá: đó chính là hình ảnh chiếc thuyền ngoài xa, đang lái vó trong làn sương sớm. Mũi thuyền được in nét mơ hồ loè nhòe trong bầu trời sương mù trắng pha chút ánh hồng do ánh mặt trời chiều vào tạo ra một vẻ đẹp tuy bình dị, thân thuộc nhưng lại vô cùng hoàn mỹ làm say đắm, hớp hồn chúng ta mỗi khi ngắm nhìn.
Khi chiếc thuyền cập bến, Phùng đã chứng kiến một cảnh tượng nghiệt ngã, khó tin: “hai vợ chồng người dân chài lặng lẽ bước vào bờ, người đàn bà với khuôn mặt rỗ, dáng người thô kệch đi trước, người đàn ông theo sau với mặt đỏ tía tai, chằm chằm nhìn vào lưng rồi bỗng lao vào đánh đập, chửi bới người đàn bà. Chúng mày chết hết đi….!”. Rồi Phác, đứa con trai của hai vợ chồng vội xông lại bảo vệ mẹ và đánh cha mình.
Những ngày sau đó, Phùng cứ chứng kiến cảnh người đàn bà liên tục bị đánh, anh muốn ngăn cản nên đã lao vào đánh người đàn ông và bị thương nhẹ. Toà án đã gọi người đàn bà đến. Nhưng theo như bạn anh, chánh án Đẩu có khuyên người phụ nữ ấy nên ly hôn, tuy nhiên ngược lại người phụ nữ ấy đã từ chối và xin Đẩu đừng bắt giam chồng bà mà hãy bắt bà bỏ tù. Rồi chỉ kể về cuộc đời mình, về những khó khăn vất vả trong cuộc sống, mặc dù khó khăn đau đớn thế chị vẫn nhất quyết không bỏ người chồng vũ phu kia. Vì chị biết, chính cuộc sống nghèo khổ đã khiến chồng chị trở thành tệ như vậy và chị cần người đàn ông này để chèo chống những phong ba, để cùng nuôi đàn con thơ.
Qua câu chuyện của chị, chánh án Đẩu và Phùng nhận ra rằng chính tình thương con, sự cảm thông cho chồng mới đủ sức mạnh để cuộc sống của người lao động lam lũ này tiếp tục. Cuộc đời còn quá nhiều góc khuất mà thật sự nghệ thuật không thể nào “tả” được, vươn tới được hết. Qua nhiều ngang trái lí thuyết không “chạm” được chỉ khi chúng ta đến gần, thật mắt chứng kiến mới nhận ra từng góc khuất đó.
Nhiếp ảnh Phùng đã có được nhiều bức ảnh và anh đã chọn một tấm vào bộ lịch của mình. Mỗi khi anh nhìn vào tấm ảnh năm ấy, anh lại nhìn thấy hình ảnh người đàn bà làng chài lam lũ lại đến với anh, ẩn hiện sau lớp sương màu hồng hồng của ánh ban mai.