Bài tập tự luận trang 107 Sách bài tập (SBT) sách Sinh 6: Bài 1: Hãy nhận xét về kích thước, cấu tạo, dinh dưỡng, phân...
Bài 1: Hãy nhận xét về kích thước, cấu tạo, dinh dưỡng, phân bố của vi khuẩn rồi điền vào bảng sau. Bài tập tự luận trang 107 Sách bài tập (SBT) Sinh học 6 – B- BÀI TẬP TỰ GIẢI trang 107 Bài 1: Hãy nhận xét về kích thước, cấu tạo, dinh dưỡng, phân bố của vi khuẩn rồi điền vào bảng sau: ...
Bài 1: Hãy nhận xét về kích thước, cấu tạo, dinh dưỡng, phân bố của vi khuẩn rồi điền vào bảng sau:
Nội dung nhận xét |
Đặc điểm vi khuẩn |
1. Kích thước |
|
2. Cấu tạo |
|
3. Dinh dưỡng |
|
4. Phân bố |
Lời giải:
Nội dung kích thước |
Đặc điểm vi khuẩn |
1. Kích thước |
Rất nhỏ, mỗi tế bào từ 1 đến vài phần nghìn milimet. |
2. Cấu tạo |
– Gồm những cơ thể đơn bào riêng lẻ hoặc xếp thành từng đám, từng chuỗi. – Tế bào có vách bao bọc, chưa có nhân hoàn chỉnh. |
3. Dinh dưỡng |
Dị dưỡng : kí sinh hoặc hoại sinh một số ít dị dưỡng. |
4. Phân bố |
Rất rộng rãi trong thiên nhiên. |
Bài 2: Vi khuẩn dinh dưỡng như thế nào? Phân bệt vi khuẩn kí sinh với vi khuẩn hoại sinh?
Vi khuẩn gây chua khi muối dưa, cà, làm giấm là vi khuẩn kí sinh hay hoại sinh?
Lời giải:
– Vi khuẩn dinh dưỡng bằng hình thức dị dưỡng vì hầu hết vi khuẩn không màu, không có chất diệp lục nên không tự chế tao được chất hữu cơ, chúng sống bằng chất hữu cơ do phân huỷ xác động, thực vật hoặc sống nhờ trên cơ thể sinh vật khác.
– Phân biệt vi khuẩn kí sinh với vi khuẩn hoại sinh :
Vi khuẩn hoại sinh là những vi khuẩn sống bằng chất hữu cơ do phân huỷ xác động và thực vật.
Vi khuẩn kí sinh là những vi khuẩn sống nhờ trên cơ thể sinh vật khác.
– Vi khuẩn gây chua khi muối dưa cà, làm giấm là vi khuẩn hoại sinh.
Bài 3. Kể tên một số vi khuẩn, virut gây bệnh cho người và động vật.
Lời giải:
Kể tên một số vi khuẩn, virut gây bệnh cho người và động vật.
(Ngoài SGK ra, em cần tham khảo thêm sách báo để có kiến thức thực tế về tác hại của vi khuẩn, virut giúp các em bảo vệ sức khoẻ cho bản thân và cộng đồng).
Dưới đây là một số ví dụ về vi khuẩn, virut gây bệnh.
– Vi khuẩn gây bệnh : vi khuẩn gây bệnh tả ở gà, bệnh than ở cừu, phẩy khuẩn gây tiêu chảy ở người, vi khuẩn gây bệnh răng miệng.
– Virut gây bệnh : virut HIV, virut viêm gan B, virut gây bệnh tay chân miệng, virut cúm A H1N1, cúm gia cầm, cúm heo. Virut gây bệnh đầu vàng trên tôm sú, virut gây xoăn lá cà chua….
Bài 4. Nêu vai trò của vi khuẩn trong thiên nhiên, trong nông nghiệp và công nghiệp.
Lời giải:
Nêu vai trò của vi khuẩn trong thiên nhiên, trong nông nghiệp và công nghiệp.
– Trong tự nhiên:
+ Phân hủy chất hữu cơ
+ Góp phần hình thành than đá, dầu lửa
– Trong đời sống
+ Chất vô cơ cho cây sử dụng
+ Trong nông nghiệp: Vi khuẩn cố định đạm bổ sung nguồn đạm cho đất.
+ Chế biến thực phẩm: Lên men
+ Trong công nghệ sinh học: Tổng hợp prôtêin, làm sạch nguồn nước..
Bài 5. Vì sao quần áo để nơi ẩm thấp lại xuất hiện những chấm đen và nhanh bị rách ?
Lời giải:
– Quần áo để nơi ẩm thấp xuất hiện những chấm đen vì : trong không khí có những bào tử của mốc trắng. Khi bào tử mốc trắng rơi vào đống quần áo để lâu ngày ẩm thấp là điều kiện thuận lợi cho mốc trắng phát triển làm xuất hiện những chấm đen trên quần áo.
– Quần áo khi có mốc trắng phát triển mau bị rách vì mốc trắng dinh dưỡng bằng hình thức hoại sinh, các sợi mốc trắng bám chặt vào quần áo ẩm, nó hút nước và chất hữu cơ trong quần áo để sống.
Bài 6. Nêu đặc điểm cấu tạo, hình thức sinh sản của mốc trắng và nấm rơm.
Lời giải:
Cấu tạo, hình thức sinh sản của mốc trắng và nấm rơm.
Mốc trắng có cấu tạo dạng sợi phân nhánh rất nhiều, bên trong có chất tế bào và nhiều nhân, nhưng không có vách ngăn giữa các tế bào. Sợi mốc trong suốt, không màu, không có chất diệp lục và cũng không có chất màu nào khác.
Cấu tạo nấm rơm gồm 2 phần: phần sợi nấm là cơ quan sinh dưỡng và phần mũ nấm là cơ quan sinh sản, mũ nấm nằm trên cuống nấm. Dưới mũ nấm có các phiến mỏng chứa rất nhiều bào tử. Sợi nấm gồm nhiều tế bào phân biệt nhau bởi vách ngăn, mỗi tế bào đều có 2 nhân (không có chất diệp lục).
Mốc trắng sinh sản bằng bào tử (sinh sản vô tính). Nấm rơm cũng sinh sản bằng bào tử.
Bài 7. Kể tên một số nấm có ích và nấm có hại cho người.
Lời giải:
Kể tên một số nấm có ích và nấm có hại.
– Nấm có ích :
+ Nấm làm thức ăn : nấm hương, nấm rơm, nấm mỡ, nấm sò, nấm đùi gà, nấm gan gà...
+ Nấm làm thuốc : mốc xanh, nấm linh chi …
+ Nấm phân giải chất hữu cơ thành chất vô cơ : các nấm hiển vi trong đất.
+ Nấm dùng trong sản xuất rượu, bia, chế biến thực phẩm, làm men nở : mốc tương, một số nấm men…
– Nấm có hại :
+ Nấm kí sinh trên thực vật gây bệnh cho cây trồng : nấm than ngô gây bệnh ở bắp ngô, gây bệnh ở lá và củ khoai tây, nấm von gây bệnh cho lúa ; một số loại mốc như mốc bông, chè, cao su, khoai tây…
+ Nấm kí sinh trên người gây bệnh hắc lào, nước ăn chân…
+ Một số nấm độc như nấm độc đỏ, nấm độc đen, nấm lim…
Bài 8. Tại sao thức ăn bị ôi thiu ? Muốn’giữ cho thức ăn khỏi bị ôi thiu thì phải làm gì ?
Lời giải:
– Thức ăn bị ôi thiu là do :
+ Bào tử của nhiều loại nấm mốc trong không khí rơi vào, gặp điều kiện thuận lợi chúng phát triển nhanh làm ôi thiu thức ăn.
+ Các vi khuẩn hoại sinh gây ôi, thiu, thối rữa thức ăn.
– Muốn giữ cho thức ăn khỏi bị thiu cần :
+ Ướp lạnh, phơi khô hoặc ướp muối thức ăn.
+ Những thức ăn hằng ngày cần cho vào tủ lạnh, vì với nhiệt độ thấp trong tủ lạnh làm hạn chế sự phát triển của vi khuẩn và nấm mốc.
Bài 9. Vì sao bèo hoa dâu và các cây họ Đậu khi dùng làm phân xanh đều là những loại phân xanh có giá trị ?
Lời giải:
Bèo hoa dâu và các cây họ Đậu khi dùng làm phân xanh đều là những loại phân xanh có giá trị vì:
– Trong lá bèo hoa dâu có một loài khuẩn lam sống cộng sinh. Loài khuẩn lam này có khả năng chuyển nitơ tự do trong không khí thành các dạng muối cây dễ hấp thu.
Vi khuẩn cộng sinh với rễ cây họ Đậu tạo thành các nốt sần có khả năng cố định đạm. Vì vậy, người ta thường trồng các cây họ Đậu để làm phân xanh (điền thanh) hay để cải tạo đất trồng người ta thường trồng các cây họ Đậu như trồng lạc, trồng các loại đậu.
Bài 10. So sánh mốc trắng và nấm rơm qua bảng sau :
Nội dung |
Mốc trắng |
Nấm rơm |
1. Hình dạng |
|
|
2. Cấu tạo |
|
|
3. Dinh dưỡng |
|
|
4. Sinh sản |
|
|
Lời giải:
Nội dung |
Mốc tráng |
Nấm rơm |
1. Hình dạng |
Dạng sợi phân nhánh nhiều |
Là loại nấm mũ. Trông như “cây nấm” Gồm : mũ nấm, cuống nấm, chân nấm. |
2. Cấu tạo |
– Chất tế bào có nhiều nhân, không có vách ngăn giữa các tế bàoẾ – Trong suốt không màu. Không có diệp lục. |
Gồm 2 phần: – Sợi nấm (cơ quan sinh dưỡng) : gồm nhiều tế bào phân biệt nhau bởi vách ngăn, mỗi tế bào có 2 nhân. – Không có chất diệp lục. – Mũ nấm (cơ quan sinh sản). Dưới mũ nấm có các phiến mỏng chứa nhiều bào tử. |
3. Dinh dưỡng |
Hoại sinh |
Hoại sinh |
4. Sinh sản |
Sinh sản vô tính bằng bào tử. |
Sinh sản chủ yếu bằng bào tử. |
Bài 11. Vì sao nói : Địa y là một dạng sống đặc biệt ?
Lời giải:
Nói địa y là một dạng sống đặc biệt, vì địa y được hình thành do cộng sinh giữa một số loại tảo và nấm.
Bài 12. Nêu vai trò của địa y trong thiên nhiên và đối với đời sống con người.
Lời giải:
Vai trò của địa y trong thiên nhiên và đối với đời sống con người :
– Vì địa y rất phổ biến trong thiên nhiên và sống được ở những nơi khô cằn nên chúng đóng vai trò “tiên phong mở đường”. Chúng phân huỷ đá thành đất và khi chết đi tạo thành một lớp mùn làm thức ăn cho các thực vật khác đến sau.
– Một số địa y là thức ăn chủ yếu của loài hươu ở Bắc Cực.
– Ngoài ra người ta còn dùng địa y để chế rượu, nước hoa, phẩm nhuộm và làm thuốc.
Bài 13.
– Tại sao khi muốn gây mốc trắng người ta chỉ cần để cơm nguội hoặc bánh mì ở nhiệt độ trong phòng và có thể vẩy thêm ít nước ?
– Tại sao ở trong chỗ tối nấm vẫn phát triển được ?
Lời giải:
– Khi muốn gây mốc trắng người ta chỉ cần để cơm nguội hoặc bánh mì ở nhiệt độ trong phòng và có thế vẩy thêm ít nước vì :
+ Trong không khí có rất nhiều bào tử của mốc trắng, nó sẽ rơi vào cơm nguội hoặc bánh mì để phát triển (gặp môi trường thuận lợi).
+ Mốc trắng dinh dưỡng bằng hình thức hoại sinh, các sợi mốc hút nước và chất hữu cơ trong cơm nguội hoặc bánh mì để sống và phát triển.
– Trong chỗ tối nấm vẫn phát triển được vì nấm sống dị dưỡng, không như thực vật cần ánh sáng để quang hợp.
Bài 14. Em hãy ghi lại những điều em thu hoạch được sau khi đi tham quan thiên nhiên
– Địa điểm tham quan.
– Kết quả quan sát.
STT |
Tên những cây thường gọi |
Môi trường sống (địa hình, đất đai, Hắng gió, độ ẩm…) |
Đăc điểm hình thái của cây (thân, lá, hoa, quả) |
Nhóm thực vật |
Nhận xét |
1 |
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
3 |
|
|
|
||
4 |
|
|
|
|
|
5 |
|
|
|
|
|
6 |
|
|
|
|
|
7 |
|
|
|
|
|
8 |
|
|
|
|
|
9 |
|
|
|
|
|
10 |
|
|
|
|
|
– Ghi lại cảm tưởng sau buổi tham quan thiên nhiên.
Lời giải:
Ví dụ:
STT |
Tên những cây thường gọi |
Môi trường sống (địa hình, đất đai, nắng gió, độ ẩm…) |
Đặc điểm hình thái của cây (thân, lá, hoa, quả) |
Nhóm thực vật |
Nhận xét |
1 |
Cây thông |
Đồi núi ; thường có nắng gió ; độ ẩm thấp… |
Thân gỗ ; lá hình kim ; chưa có hoa quả ; có nón đực, nón cái. Hạt nằm trên lá noãn hở. |
Ngành Hạt trần |
Thường trồng trên đồi, thành rừng thông. Có nhiều công dụng: lấy gỗ, lấy nhựa, làm sạch môi trường (diệt khuẩn cao). |
2 |
|
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
|
4 |
|
|
|
|
|
5 |
|
|
|
|
|
6 |
|
|
|
|
|
7 |
|
|
|
|
|
8 |
|
|
|
|
|
9 |
|
|
|
|
|
10 |
, |
|
|
|
|
Lời giải:
– Ghi cảm tưởng sau buổi tham quan thiên nhiên.
(Sau khi đi thiên nhiên về em hãy làm bài tập này, ghi lại những gì em thu hoạch được)