Bài 1, 2, 3 trang 105 SBT Sinh 6: Bài 1. Hãy lập bảng so sánh về môi trường sống, lối sống, hình...
Bài 1. Hãy lập bảng so sánh về môi trường sống, lối sống, hình dạng và tổ chức cơ thể, đặc điểm cấu tạo, đặc điểm sinh sản của Vi khuẩn, Nấm và Địa y.. Bài 1, 2, 3 trang 105 Sách bài tập (SBT) Sinh học 6 – A-BÀI TẬP CÓ LỜI GIẢI trang 105 Bài 1. Hãy lập bảng so sánh về môi trường sống, lối ...
Bài 1. Hãy lập bảng so sánh về môi trường sống, lối sống, hình dạng và tổ chức cơ thể, đặc điểm cấu tạo, đặc điểm sinh sản của Vi khuẩn, Nấm và Địa y.
Lời giải:
Bảng so sánh giữa Vi khuẩn, Nấm và Địa y.
Nhóm thực vật/ Đặc điểm so sánh |
Vi khuẩn |
Nấm |
Địa y |
Môi trường sống |
Khắp nơi: trong đất, nước, không khí, cơ thể sinh vật khác. |
– Các chất hữu cơ (cơm, bánh mì thiu, rơm rạ mục..). – Trong cơ thể người, động thực vật. |
– Trên đá. – Trên thân các cây gỗ. |
Lối sống |
– Dị dưỡng: + Hoại sinh trên xác động, thực vật. + Kí sinh trên các cơ thể sống khác. – Một số ít tự dưỡng |
Dị dưỡng: hoại sinh, kí sinh. |
Cộng sinh giữa Nấm và Tảo. |
Hình dạng và tổ chức cơ thể |
– Đơn bào. Kích thước rất nhỏ bé. – Hình dạng : cầu, que, xoắn, phẩy |
– Đơn bào. – Sợi phân nhánh (có hoặc không có vách ngăn giữa các tế bào). – “Cây nấm” gồm nhiều sợi đa bào kết họp với nhau gồm mũ nấm và cuống nấm. |
– Dạng bản mỏng. – Dạng vảy. – Dạng sợi. |
Đặc điểm cấu tạo |
Không có nhân điển hình, hầu hết không có diệp lục, một số có roi di chuyển được. |
– Có nhân. – Không có chất diệp lục |
Gồm tảo và sợi nấm. |
Đặc điểm sinh sản |
– Phân đôi tế bào. – Sinh sản rất nhanh. |
– Sinh sản bằng bào tử. – Bào tử nằm trong các phiến hoặc trong túi bào tử. |
Giống sinh sản sinh dưỡng. |
Bài 2: Hãy lập bảng so sánh về vai trò của Vi khuẩn và địa y.
Lời giải. Bảng so sánh vai trò của Vi khuẩn, Nấm và Địa y.
Vai trò |
Vi khuẩn |
Nấm |
Địay |
Có lợi |
– Phân huỷ chất hữu cơ thành muối khoáng cho cây sử dụng. – Vai trò trong việc hình thành than đá, dầu lửa. – Vai trò trong nông nghiệp (cố định đạm). – Gây hiện tượng lên men dùng chế biến thực phẩm (muối dưa cà, làm giấm, sữa chua…). – Vai trò trong công nghệ sinh học : tổng hợp prôtêin, vitamin B12, axit glutamic, làm sạch nguồn nước thải… |
– Phân giải chất hữu cơ thành chất vô cơ. – Sản xuất rượu, bia, chế biến một số thực phẩm, làm men nở bột mì. – Làm thức ăn. – Làm thuốc. |
– Có vai trò “tiên phong mở đường” ở những vùng đất mới khô cằn, chúng phân huỷ đá thành đất và khi chết đi tạo thành một lớp mùn làm thức ăn cho thực vật đến sau. – Là thức ăn chủ yếu cho hươu ở Bắc Cực. – Dùng chế rượu, nước hoa, phẩm nhuộm, thuốc. |
Gây hại |
– Vi khuẩn kí sinh gây bệnh cho người, động và thực vật. – Vi khuẩn hoại sinh làm ôi thiu thức ăn. – Góp phần làm ô nhiễm môi trường (gây hôi thối do làm thối rữa xác động, thực vật). |
– Nấm kí sinh gây bệnh cho người, động và thực vật. – Các bào tử của nấm mốc rơi vào nơi có điều kiện thuận lợi làm hỏng thức ăn, đồ uống, các đồ dùng.. – Một số nấm rất độc cho người và động vật. |
|
Bài 3.
– Thế nào là sự dị dưỡng ? Nêu sự khác nhau giữa lối sống kí sinh và lối sống hoại sinh.
– Vì sao nấm và phần lớn vi khuẩn có lối sống dị dưỡng
Lời giải:
– Dị dưỡng là sự hấp thụ các chất hữu cơ có sẵn ở môi trường vào cợ thể đế làm thức ăn cho mình.
Sự khác nhau giữa lối sống kí sinh và lối sống hoại sinh :
+ Kí sinh: Lấy thức ăn hữu cơ từ các cơ thể sống khác.
Sinh vật sống kí sinh là sinh vật sống trên cơ thể sống khác và hút thức ăn từ các cơ thể sống đó.
+ Hoại sinh : Lấy thức ăn là các chất hữu cơ từ xác động, thực vật đang phân huỷ.
Sinh vật hoại sinh là sinh vật sống nhờ trên xác của các động, thực vật đang phân huỷ.
– Nấm và phần lớn vi khuẩn có lối sống dị dưỡng vì : trong cơ thể của chúng không có chất diệp lục nên không có khả năng quang hợp để tạo ra chất hữu cơ nuôi sống cơ thể. Vì vậy, chúng phải lấy chất hữu cơ từ các cơ thể sống khác hoặc từ xác động, thực vật đang phân huỷ.