Bài tập tự luận chất - nguyên tử - phân tử
Bài tập tự luận chất - nguyên tử - phân tử Bài tâp Hóa học lớp 8 có lời giải có đáp án được VnDoc.com sưu tầm và đăng tải, tổng hợp lý thuyết và các dạng bài tập về xác định công thức phân tử hợp ...
Bài tập tự luận chất - nguyên tử - phân tử
có đáp án
được VnDoc.com sưu tầm và đăng tải, tổng hợp lý thuyết và các dạng bài tập về xác định công thức phân tử hợp chất hữu cơ. Hi vọng đây sẽ là tài liệu học tập hữu ích, giúp các bạn học tốt môn Hóa 8.
BÀI TẬP TỰ LUẬN CHẤT – NGUYÊN TỬ - PHÂN TỬ
Câu 1. Hãy kể tên 5 vật thể tự nhiên và 5 vật thể nhân tạo?
Câu 2. Hãy cho biết đâu là vật thể đâu là chất trong các câu sau đây:
a/ Sáng sớm, những giọt sương long lanh còn đọng trên cánh hoa
b/ chú cá bơi tung tăng trong nước
c/ Nhiều xoong nồi làm bằng nhôm vì tính nhẹ, bền và dẫn nhiệt tốt
d/ Trên bàn học của Vy có nhiều dụng cụ học tập: Sách vở, ... được làm từ gỗ và thước kẻ, compa, bút... được làm bằng nhựa, trông rất đẹp mắt.
Câu 3. Hãy kể những sản phẩm hóa học phục vụ trực tiếp cho việc học tập của em và bảo vệ sức khỏe của gia đình em?
Câu 4. Chất tinh khiết và hỗn hợp có thành phần và tính chất khác nhau như thế nào?
Câu 5. Nêu nguyên tắc để tách riêng 1 chất ra khỏi hỗn hợp?
Khí nitơ và khí oxi là 2 thành phần chính của không khí. Trong kĩ thuật, người ta có thể hạ thấp nhiệt độ để hóa lỏng không khí.
Biết nitơ lỏng sôi ở -1960C, oxi lỏng sôi ở -1830C. Làm thế nào để tách riêng được khí oxi và khí nitơ từ không khí?
Câu 6. Người ta sử dụng phương pháp nào để tách:
a/ Nước ra khỏi cát?
b/ Rượu etylic ra khỏi nước (nhiệt độ sôi của rượu etylic là 78,30C)?
c/ Tách nước ra khỏi dầu hỏa?
Câu 7. Có 3 lọ đựng 3 chất lỏng sau: Nước tinh khiết, nước muối, nước đường.
Hãy phân biệt ba lọ trên.
Câu 8.
a/ Nguyên tử là gì? Trình bày cấu tạo của nguyên tử?
b/ Hãy cho biết tên, kí hiệu, điện tích của các hạt cấu tạo nên nguyên tử?
c/ Thế nào là nguyên tử cùng loại?
Câu 9.
a/ Vì sao nguyên tử trung hòa về điện?
b/ Vì sao nói khối lượng của hạt nhân được coi là khối lượng của nguyên tử?
Câu 10.
a/ Các cách viết 2C, 5O, 3Ca lần lượt chỉ ý gì ?
b/ Hãy dùng chữ số và KHHH diễn đạt các ý sau: Ba nguyên tử nitơ, bảy nguyên tử canxi, bốn nguyên tử natri.
Câu 11. Nguyên tử của nguyên tố A có 16p. Hãy cho biết:
a. Tên và KHHH của A.
b. Số e của A.
c. Nguyên tử A nặng gấp bao nhiêu lần nguyên tử H và O?
Câu 12. Dựa vào bảng 1 SGK/ 42, hãy cho biết tên và kí hiệu hóa học của nguyên tố A, biết nguyên tử A nặng gấp 4 nguyên tử Nitơ?
Câu 13. Hợp chất của kim loại M với nhóm PO4 có công thức là M3(PO4)2. PTK = 267. Tính toán để xác định M là nguyên tố nào?
Câu 14. Biết ¼ nguyên tử X nặng bằng 1/3 nguyên tử Kali. Xác định tên và KHHH của nguyên tố X?
Câu 15. Trong số các chất cho dưới đây, hãy chỉ ra và giải thích chất nào là đơn chất, là hợp chất, tính PTK của chất đó?
a/ Khí amoniac tạo nên từ 1 nguyên tử N và 3 nguyên tử H
b/ Photpho đỏ tạo nên từ 1nguyên tử P
c/ Axit clohidric tạo nên từ 1nguyên tử H và 1nguyên tử Cl.
d/ Canxicacbonat tạo nên từ 1nguyên tử Ca, 1nguyên tử C và 3nguyên tử O
Câu 16. So sánh sự giống và khác nhau của đơn chất và hợp chất.
Trong các chất cho dưới đây hãy chỉ ra chất nào là đơn chất, chất nào là hợp chất?
a/ Khí lưu huỳnh dioxit tạo nên từ S và O.
b/ Đồng sunfat tạo nên từ Cu, S và O.
c/ Khí oxi tạo nên từ O.
d/ Nhôm clorua tạo nên từ Al và Cl
Câu 17. Dựa vào bảng 1 SGK/ 42, hãy cho biết tên và kí hiệu hóa học của nguyên tố A, biết nguyên tử A nặng gấp 2 phân tử Oxi?
Câu 18. Trình bày hiện tượng và giải thích kết quả thí ghiệm sự lan tỏa của amoniac?
Câu 19. Trình bày hiện tượng và kết quả thí nghiệm sự lan tỏa của thuốc tím?
Câu 20. Hãy so sánh phân tử khí Oxi nặng hay nhẹ hơn bao nhiêu lần so với phân tử lưu huỳnh đioxit (SO2), phân tử khí Mêtan (CH4)
Câu 21. Tính PTK của các chất sau: H2SO4, HNO3, Al2(SO4)3, BaCO3, Na3PO4, Ca3(PO4)2
Câu 22. Hai nguyên tử A liên kết với 3 nguyên tử Oxi tạo phân tử có PTK = 160. vậy A là nguyên tố nào? (nêu tên và KHHH)
Câu 23.
a/ Các cách viết sau chỉ những ý gì: 5 Cu, 2 NaCl, 3 CaCO3
b/ Dùng chữ số và CTHH để diễn đạt những ý sau: Ba phân tử oxi, sáu phân tử canxi oxit, năm phân tử đồng sunfat.
Câu 24. Hãy nêu những điều biết được về chất Cl2, H2SO4?
Câu 25. Hãy viết CTHH và tính PTK của các hợp chất sau:
a/ can xi oxit (vôi sống), biết trong phân tử có 1 Ca và 1 O
b/ Amoniac, biết trong phân tử có 1N và 3H
c/ đồng sunfat, biết trong phân tử có 1Cu, 1S và 4 O
Câu 26. Viết CTHH và tính PTK của các hợp chất sau:
a/ Canxicacbonat, biết trong phân tử có 1Ca, 1C, 3O.
b/ Khí mêtan, biết trong phân tử có 1C, 4H.
c/ Axitsunfuric, biết trong phân tử có 2H, 1S, 4O.
d/ Lưu huỳnh dioxit, biết trong phân tử có 1S, 2O.
Câu 27. Xđ hóa trị của mỗi nguyên tố có trong các hợp chất sau đây:
a/ KH, H2S, CH4
b/ FeO, Ag2O, SiO2
Câu 28.
a/ Tính hóa trị của mỗi nguyên tố trong các hợp chất sau, biết Cl hóa trị I: ZnCl2, CuCl, AlCl3
b/ Tính hóa trị của Fe trong hợp chất Fe(OH)2
Câu 29. Từ hóa trị của Cl trong hợp chất HCl hãy lập CTHH của 2 hợp chất do kim loại K, Ca liên kết với Cl.
Câu 30. CTHH một số hợp chất của nhôm viết như sau: AlCl4, AlNO3, Al2O3, AlS, Al3(SO4)2, Al(OH)2, Al2(PO4)3. CTHH nào viết sai, hãy sửa lại cho đúng.
Câu 31. Hợp chất Ba(NO3)y có PTK là 261. Bari có NTK là 137, hóa trị II. Hãy xác định hóa trị của nhóm NO3
Câu 32. Lập CTHH và tính PTK của các hợp chất gồm:
a/ Fe (III) và nhóm OH
b/ Zn (II) và nhóm PO4 (III)
Câu 33. Lập CTHH và tính PTK của hợp chất có phân tử gồm K, Ba, Al lần lượt liên kết với:
a/ Cl
b/ nhóm (SO4).
Câu 34. Lập CTHH của các hợp chất sau:
a/ Nhôm clorua do nguyên tố nhôm (III) và nguyên tố clo (I) tạo thành.
b/ Kẽm (II) và nhóm PO4 (III)
Hãy nêu những gì biết được về mỗi chất trên.
Câu 35. Hợp chất A trong phân tử gồm có 1X, 1S, 4O liên kết với nhau (X là nguyên tố chưa biết), biết nguyên tử X có khối lượng bằng 5/4 lần phân tử khí oxi. Tìm CTHH của A
(H = 1, O = 16, C = 12, S = 32, Cu = 64, Ca = 40, Al = 27, Cl = 35.5, Fe = 56)
Câu 36. Lập CTHH của các hợp chất sau: (3đ)
a/ Magiê sunfat do nguyên tố Magiê (II) và nhóm SO4 (II) tạo thành.
b/ Kali photphat do nguyên tố Kali (I) và nhóm PO4 (III) tạo thành.
c/ Hãy nêu những gì biết được về mỗi chất trên.
Câu 37. Hợp chất B trong phân tử gồm có 1X, 1S, 4O liên kết với nhau (X là nguyên tố chưa biết), biết nguyên tử X có khối lượng bằng 2 lần phân tử khí nitơ. Tìm CTHH của B.
(H = 1, O = 16, C = 12, S = 32, Cu = 64, Ca = 40, Al = 27, Cl = 35.5, Fe = 56, Cu = 64)
Câu 38. Lập CTHH của các hợp chất sau:
a/ Magiê clorua do nguyên tố Magiê (II) và nguyên tố Clo (I) tạo thành.
b/ Sắt(III) Hidroxit nguyên tố Sắt và nhóm OH (I) tạo thành.
c/ Hãy nêu những gì biết được về mỗi chất trên.
Câu 39. Hợp chất B trong phân tử gồm có 1X, 1S, 4O liên kết với nhau (X là nguyên tố chưa biết), biết nguyên tử X có khối lượng bằng 2 lần phân tử khí oxi. Tìm CTHH của B.
(H = 1, O = 16, C = 12, S = 32, Cu = 64, Ca = 40, Al = 27, Cl = 35.5, Fe = 56, Cu = 64)
Đáp án
Câu 1.
- 5 vật thể tự nhiên: Cây dừa, ngọn núi, con sông, can gà...
- 5 vật thể nhân tạo: Xe đạp, máy tính, bút, sách, đồng hồ, ngôi nhà...
Câu 2.
- Vật thể: Cánh hoa, chú cá, xoong nồi, bàn học, sách vở, thước kẻ, compa, bút
- Chất: Giọt sương, nước, nhôm, gỗ, nhựa
Câu 3.
- Những sản phẩm hóa học phục vụ trực tiếp cho việc học tập là giấy, cặp, sách, bút, thước...
- Bảo vệ sức khỏe gia đình như thuốc chữa bệnh, thuốc bồi dưỡng sức khỏe......
Câu 4. Chất tinh khiết không có lẫn chất khác, có những tính chất vật lí và hóa học nhất định. Còn hỗn hợp gồm nhiều chất trộn lẫn, có tính chất vật lí và hóa học không giống nhau.
Câu 5.
- Dựa vào sự khác nhau về tính chất vật lí có thể tách một chất ra khỏi hỗn hợp
- Hạ thấp nhiệt độ để hóa lỏng không khí rồi nâng nhiệt độ của không khí lỏng lên - 1960C nitơ lỏng sôi và bay lên trước, oxi lỏng đến -1830C mới sôi và bay lên → tách riêng được 2 khí.
Câu 6.
a/ Để tách nước ra khỏi cát ta dùng:
- Phương pháp lọc: Cho hỗn hợp cact1 và nước vào phễu lọc, nước thấm qua giấy lọc và chảy xuống dưới, cát bị giữ lại trên giấy
- Phương pháp lắng gan: Để yên một lúc cát nặng và không tan trong nước sẽ chìm xuống dưới, nước ở trên. Gạn để tách nước khỏi cát.
b/ Để tách rượu ra khỏi nước ta có thể dùng phương pháp chưng cất phân đoạn. Đun hỗn hợp trong bình chưng cất thì hơi rượu sẽ bay hơi trước, hơi rượu được dẫn qua ống sinh hàn để chuyển thành lỏng
c/ Để tách nước ra khỏi dầu hỏa ta dùng phương pháp chiết (phễu chiết). Cho hỗn hợp vào phễu, vì dầu nhẹ và không tan trong nước nên nổi lên trên thành lớp. Mở nhẹ khóa để nước chảy ra vừa hết thì đóng khoá lại
Câu 7. Lấy 3 ống nghiệm sạch, nhỏ vài giọt mỗi chất lần lượt cho vào ba ống nghiệm và đun trên ngọn đèn cồn. Sau một thời gian đun, ở ống nghiệm không thấy có dấu vết gì thì đó là nước tinh khiết. Ống nghiệm sau khi đun có vết màu trắng thì đó là muối. Ống nghiệm sau khi đun có vết màu đen thì đó là nước đường
Câu 8.
a/ Nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ và trung hòa về điện. Nguyên tử gồm nhạt nhân mang điện tích dương và vỏ tạo bởi một hay nhiều electron mang điện tích âm.
b/ Proton (p, +), Nơtron (n, 0), electron (e, -)
c/ Nguyên tử cùng loại là những nguyên tử có cùng số P trong hạt nhân
Câu 9.
a/ Trong một nguyên tử số p = số e, điện tích 1 p = điện tích 1 e về giá trị tuyệt đối nhưng trái dấu nên nguyên tử trung hòa về điện.
b/ Vì Proton và notron có cùng khối lượng cò electron có khối lượng rất bé không đáng kể.
Câu 10.
a/ 2C: 2 nguyên tử C
5O: 5 nguyên tử O
3Ca: 3 nguyên tửCa
b/ 3N, 7Ca, 4Na
Câu 11.
Tra tra bảng 1 SGK tr 42:
a/ A là lưu huỳnh: S
b/ Số e: 16
c/ NTK của S = 32 đ.v.C
NTK của H = 1đ.v.C
NTK của O = 16 đ.v.C
→ vậy nguyên tử S nặng gấp 2 lần nguyên tử O và nặng gấp 32 lần nguyên tử H.
Câu 12.
Là khối lượng của nguyên tử tính bằng đơn vị cacbon.
- NTK của A = 4.14 = 56 đ.v.C
- Tra bảng 1 SGK/ 42y A là nguyên tố Sắt (Fe).
Câu 13.
M3(PO4)2 = 267
↔3 M + 2 (31 + 4. 16) = 267
=>M = (267 -190): 3 = 24
- Tra bảng 1 SGK/ 42y M là nguyên tố Magie (Mg).
Câu 14. 1/4Mx= 1/3Mk = 1/3. 39 → Mx= 1/3 x 39 x 4 = 52 X là nguyên tố Crom (Cr)
Câu 15.
Đơn chất : b/ PTK = 31 đvC
Hợp chất : a/ PTK =17 đvC; c/ PTK = 36,5 đvC; d/ PTK = 100 đvC;
Câu 16.
Giống: Đều là chất tạo nên từ NTHH
Khác: Đơn chất: Tạo nên từ 1 NTHH: c
Hợp chất: Tạo nên từ 2 NTHH trở lên: a, b, d
Câu 17.
X = 2.O2
X = 2.2.16 = 64
Dựa vào Bảng 1 tr 42 cho biết nguyên Tố có NTK = 64 là nguyên tố Đồng (Cu)
Câu 18.
Giấy quì chuyển sang màu xanh →Amoniac đã lan tỏa trong không khí, tan trong nước
Amoniac đã lan toả từ miếng bông ở miệng ống nghiệm sang đáy ống nghiệm → Làm giấy quì hóa xanh
Câu 19.
- Cốc 1: Toàn bộ dung dịch nhuộm màu tím do tinh thể thuốc tím chuyển từ trạng thái rắn sang lỏng
- Cốc 2: Những chỗ thuốc tím rơi xuống tạo thành các vết màu tím, sao đó các vết màu tím sẽ loang dần ra xung quanh do ở trạng thái lỏng các phân tử chuyển động trượt lên nhau→ khi khuấy làm cho chúng tan → màu tím của thuốc tím lan toả rộng ra.
Câu 20.
Phân tử khí oxi nhẹ hơn phân tử lưu huỳnh đioxit = 32/64 = 2 lần
Phân tử khí oxi nặng hơn phân tử metan = 32/16 lần
Câu 21. 98 đvC, 63 đvC, 342 đvC, 197 đvC, 164 đvC, 310 đvC
Câu 22. 2 A + 3O =160
=> A = (160 – 3. 16): 2 => A = 56
Dựa vào Bảng 1tr42 cho biết nguyên Tố có NTK = 56 là nguyên tố Sắt (Fe)
Câu 23.
a/ 5 nguyên tử Cu, 2 phân tử NaCl, 3 phân tử CaCO3
b/ 3O2, 6CaO, 5CuSO4
Câu 24.
CTHH Cl2 cho biết: Chất do 1 nguyên tố là Cl tạo ra; có 2 nguyên tử Cl trong 1 phhân tử của chất; PTK = 71 đvC.
CTHH H2SO4 cho biết: Chất do 3 nguyên tố là H, S, O tạo ra; có 2 nguyên tử H, 1 nguyên tử S và 4 nguyên tử O trong 1 phhân tử của chất; PTK = 98 đvC.
Câu 25.
a/ CaO; MCaO = 40 + 16 = 56 đvC
b/ NH3; MNH3 = 14 + 3.1 = 17 đvC
c/ CuSO4; MCuSO4 = 64 + 32+ 4.16 = 160 đvC
Câu 26.
a/ CaCO3 = 100 đvC
b/ CH4 = 16 đvC
c/ H2SO4 = 98 đvC
d/ SO2 = 64 đvC
Câu 27.
a/ KI, SII, CIV
b/ FeII, AgI, SiIV
Câu 28.
a/ ZnII, CuI, AlIII
b/ FeII
Câu 29.
Hóa trị của Cl trong hợp chất HCl là I
=> CTHH của 2 hợp chất lần lượt là: KCl, CaCl2
Câu 30. Các công thức sai là: AlCl4, AlNO3, AlS, Al3(SO4)2, Al(OH)2, Al2(PO4)3