26/04/2018, 21:26

Bài tập tự luận 1, 2, 3, 4, 5 trang 52 Sách bài tập (SBT) Sinh học 9

Bài 1. Gen B dài 4080 Ả, CÓ hiệu của A với loại nuclêôtit khác là 30% số nuclêôtit của gen. Gen B đột biến thành gen b. Khi 2 gen cùng tự nhân đôi 1 lần thì môi trường nội bào cung cấp cho gen b kém gen B là 5A và 4G. ...

Bài 1. Gen B dài 4080 Ả, CÓ hiệu của A với loại nuclêôtit khác là 30% số nuclêôtit của gen. Gen B đột biến thành gen b. Khi 2 gen cùng tự nhân đôi 1 lần thì môi trường nội bào cung cấp cho gen b kém gen B là 5A và 4G.

Bài 1. Gen B dài 4080 (mathop { m A}limits^0), có hiệu của A với loại nuclêôtit khác là 30% số nuclêôtit của gen. Gen B đột biến thành gen b. Khi 2 gen cùng tự nhân đôi 1 lần thì môi trường nội bào cung cấp cho gen b kém gen B là 5A và 4G. 

Xác định số nuclêôtit từng loại của gen b.

Lời giải:

A = T = 955 nuclêôtit.

G = X = 236 nuclêôtit 

Bài 2. Gen B có 3000 nuclêôtit, trong đó có A = 1/2 G. Gen B đột biến thành gen b, nhưng số lượng nuclêôtit của 2 gen vẫn bằng nhau. Gen b có tỉ lệ A/G = 50,15%. Xác định kiểu đột biến từ gen B thành gen b.

Lời giải:

Thay thế cặp G - X bằng cặp A - T.

Bài 3. Một mạch của gen B mạch kép có 120T, 240A, 360X và 480G. Gen B đột biến thành gen b. Khi gen b nhân đôi 1 lần đã lấy từ môi trường nội bào 2398 nuclêôtit. Xác định dạng đột biến từ gen B thành gen b.

Lời giải:

Mất 1 cặp nuclêôtit.

Bài 4. Gen S đột biến thành gen s. Gen S và s tự nhân đôi liên tiếp 3 lần thì số nuclêôtit tự do mà môi trường nội bào cung cấp cho gen s ít hơn so với cho gen S là 28 nuclêôtit. Xác định dạng đột biến xảy ra với gen S.

Lời giải:

Mất 2 cặp nuclêôtit.

Bài 5. Ở ngô, các gen liên kết ở NST số II phân bố theo trật tự bình thường như sau :

Gen bẹ lá màu nhạt - gen lá láng bóng - gen có lông ở lá - gen màu sôcôla ở lá bì. Người ta phát hiện ở một số dòng ngô đột biến có trật tự như sau :

Gen bẹ lá màu nhạt - gen có lông ở lá - gen lá láng bóng - gen màu sôcôla ở lá bì!

Dạng đột biến nào đã xảy ra ?

Lời giải:

Đảo đoạn

0