26/04/2018, 20:05

Bài tập tự luận 1,2,3,4,5,6,7,8 trang 51 SBT Sinh học 7

Bài 1. Cơ thể tôm sông chia làm mấy phần ? Chức năng của mỗi phần là gì ? ...

Bài 1. Cơ thể tôm sông chia làm mấy phần ? Chức năng của mỗi phần là gì ?

Bài 1. Cơ thể tôm sông chia làm mấy phần ? Chức năng của mỗi phần là gì ?

Lời giải:

Tôm cũng như Giáp xác nói chung, cơ thể gồm 2 phần : đầu - ngực và bụng :

- Phần đầu - ngực có : 2 đôi râu là cơ quan khứu giác và xúc giác với mắt đơn, mắt kép. Quanh miệng là các đôi chân biến đổi thành cơ quan bắt mồi gọi là chân hàm. Còn lại là 5 đôi chân bò, trong đó có 2 đôi có kìm.

Cấu tạo trên chứng tỏ phần đầu - ngực là trung tâm của sự định hướng và bắt, giữ, chế biến mồi.

- Phần bụng - chỉ gồm các chân bơi 2 nhánh hình tấm, riêng đôi cuối cùng có phần cuối chia làm 2 nhánh có ý nghĩa vừa quạt nước vừa như bánh lái (tấm lái).

Cấu tạo đó chứng tỏ phần bụng là trung tâm của di chuyển dưới nước : bơi và giật lùi khi cần, nhờ co gập cơ thể về phía bụng.

Bài 2. Tôm lột xác như thế nào và vì sao tôm phải lột xác ?

Lời giải:

Vỏ kitin của tôm còn ngấm thêm canxi nên khả năng đàn hồi rất kém. Vì thế, tôm chỉ lớn đến giới hạn nhất định rồi xảy ra hiện tượng lột xác :

- Vỏ cũ bong khỏi cơ thể và vỡ ra, để cơ thể tôm chui ra ngoài. Lúc này vỏ mới còn rất mềm và tôm rất yếu ớt, được gọi là tôm bấy.

- Lợi dụng lúc vỏ mới chưa cứng rắn lại, tôm lớn lên rất nhanh chóng (lớn như thổi), đó là hiện tượng lột xác. Tôm lột xác nhiều lần trong đời sống cá thể, nhất là ở giai đoạn ấu trùng.

Bài 3. Tại sao đến giáp xác thì hệ hô hấp mới phát triển ? Hệ hô hấp ở tôm có cấu tạo như thế nào ?

Lời giải:

- Từ chân khớp nói chung, giáp xác nói riêng trở đi, cơ thể có vỏ kitin làm nhiệm vụ bảo vệ cơ thể và như là bộ xương ngoài. Chính vì thế, nên hô hấp qua bề mặt cơ thể không thực hiộn được nữa, do đó phải có cơ quan hô hấp riêng, ở giáp xác cơ quan hô hấp được gọi là mang.

- Hệ hô hấp ở tôm có cấu tạo gồm : đốt gốc chân ngực, lá mang và bó cơ. Trên lá mang có mạch máu phân chia nhỏ tiếp nhận được ôxi vào máu rồi máu đổ vào khoang cơ thể để về tim và đi nuôi cơ thể.

Bài 4. Mắt kép ở tôm nói riêng và ở chân khớp nói chung có cấu tạo và chức năng như thế nào ?

Lời giải:

Mắt kép là loại mắt chỉ có ở tôm nói riêng và ngành Chân khớp nói chung :

- Về cấu tạo : Mắt kép gồm nhiều ô mắt ghép lại (ở tôm là hàng ngàn ô mắt) (hình 29.5 SGK). Mỗi ô mắt có đủ các đơn vị cấu tạo nên mắt thông thường như : màng sừng, thể thuỷ tinh, các dây thần kinh thị giác…

- Về chức năng : Mỗi ô mắt chỉ nhìn thấy một bộ phận nhỏ của đối tượng. Phải tập hợp cả các ô của mắt kép mới nhìn được đầy đủ đối tượng. Đó là đặc điểm và cũng là giới hạn về chức nàng của mắt kép.

Đa số mắt kép (như ở tôm) chỉ nhìn được "đen trắng". Chỉ ở sâu bọ, mắt kép mới nhìn thấy được màu (chẳng hạn con ong nhìn thấy được màu của các bông hoa).

 Bài 5. Ghi nội dung thích hợp vào bảng so sánh giáp xác và hình nhện theo các gợi ý ở cột bên phải.

Lời giải:

Bài 6. Cơ quan nào nằm ở phần đầu có cấu tạo khác nhau ở các sâu bọ khác nhau ?

Lời giải:

Cơ quan nằm ở phần đầu nhưng ở các sâu bọ khác nhau có cấu tạo rất khác nhau là phần phụ miệng. Chúng đều do các đôi : môi trên, hàm trên, hàm dưới và môi dưới cấu tạo thành. Nhưng tuỳ mức độ phát triển hay tiêu giảm của chúng mà có 5 kiểu phần phụ miệng chính như sau :

- Kiểu nghiền : ăn thức ăn rắn có ở chuồn chuồn, châu chấu, dế...

- Kiểu hút: ăn thức ăn lỏng, có ở bướm.

- Kiểu nghiền hút: ăn thức ăn vừa rắn vừa lỏng như ở ong mật.

- Kiểu chích hút: châm vào cơ thể vật chủ hút máu, có ở muỗi.

- Kiểu dẫn : thích nghi ăn thức ăn lỏng, có ở ruồi, nhặng...

 Bài 7. Hãy ghi nội dung thích hợp vào bảng so sánh sau để phân biệt sâu bọ với hình nhện theo các từ gợi ý ở cột phải.

Lời giải:

 
Bài 8. Hãy nêu ý nghĩa thực tiễn của lớp Sâu bọ.

Lời giải:

Với hàng triệu loài, lớp Sâu bọ có vai trò thực tiễn rất lớn như sau :

- Về mặt có lợi:

+ Làm thực phẩm như : nhộng, trứng kiến, châu chấu, dế...

+ Làm thuốc chữa bệnh như : mật ong, phấn hoa, sữa ong chúa, keo ong...

+ Thụ phấn cho cây trồng : bướm và các loài ong.

+ Là mắt xích trong chuỗi thức ăn của tự nhiên.

+ Là thiên địch : góp phần diệt các sâu bọ có hại (ong mắt đỏ).

- Về mặt có hại:

+ Là sâu hại cây trồng : Theo thống kê, chúng làm hại tới 20% sản lượng mùa màng.

+ Là sâu hại trong các kho ngũ cốc (các loại mọt), phá huỷ các công trình (loài mối).

+ Là vật chủ trung gian của nhiều loại bệnh nguy hiểm cho người và động vật như : ruồi, nhặng, muỗi Anôphen, ruồi xê xê...

Sachbaitap.com

0