Bài 1,2,3,4,5,6,7,8,9,10 trang 47 SBT Sinh học 7
Bài 1. Hãy nêu đặc điểm về cấu tạo ngoài của ngành Chân khớp. ...
Bài 1. Hãy nêu đặc điểm về cấu tạo ngoài của ngành Chân khớp.
Bài 1. Hãy nêu đặc điểm về cấu tạo ngoài của ngành Chân khớp.
■ Lời giải:
Các động vật trong ngành Chân khớp có các đặc điểm cấu tạo ngoài chung sau :
- Cơ thể đối xứng 2 bên và phân đốt : Các đốt hợp thành 3 phần cơ thể là đầu, ngực và bụng.
- Mỗi đốt cơ thể mang một đôi chi phân đốt: các đốt của chi khớp động với nhau.
- Cơ thể được lớp vỏ kitin vững chắc phủ ngoài, tại chỗ khớp giữa các đốt thì vỏ kitin mỏng hơn, để dễ dàng cho các cử động.
Bài 2. Hây nêu đặc điểm cấu tạo trong của ngành Chân khớp.
■ Lời giải:
Ngành Chân khớp có đặc điểm cấu tạo trong như sau :
- Hệ tuần hoàn hở, có tim phát triển.
- Hệ thần kinh kiểu chuỗi hạch bụng : có hạch não phát triển.
- Về sinh sản : Chân khớp phân tính : Một số còn kèm theo hiện tượng dị hình chủng tính (đực cái sai khác nhau).
- Về phát triển cá thể : Do vỏ kitin không lớn theo cơ thể được nên chân khớp thường xuyên trút bỏ vỏ cũ, hình thành vỏ mới to lớn hơn, được gọi là hiện tượng lột xác.
- Chân khớp rất đa dạng về loài và là ngành có số loài lớn nhất của giới Động vật.
Bài 3. Hãy nêu đặc điểm cấu tạo ngoài của lớp Giáp xác.
■ Lời giải:
Đa số giáp xác ở nước như biển, sông, hồ, ao... thậm chí ngay chỗ nước nông như : ruộng, vũng nước mưa tạm thời. Vì thế, hầu hết giáp xác có cơ quan hô hấp là mang. Nhưng số ít trong đó còn hô hấp qua lớp vỏ mỏng của bề mặt cơ thể. Chúng có chung các đặc điểm như :
- Cơ thể giáp xác chia ra làm các phần : đầu, ngực và bụng. Nhưng phần đầu thường dính liền với phần ngực để tạo nên phần đầu - ngực.
- Trên đầu có 2 đôi râu là cơ quan khứu giác và xúc giác với mắt đơn, mắt kép. Quanh miệng là các đôi chân biến đổi thành cơ quan bắt mồi gọi là chân hàm.
- Ở một số giáp xác có đủ các chi phân đốt trên phần đầu - ngực và phần bụng. Nhưng ở một số giáp xác khác, chi phần bụng lại tiêu giảm. Ở các giáp xác này, chi của chúng thường có phần cuối chia làm 2 nhánh có ý nghĩa như cơ quan di chuyển trong nước.
Bài 4. Hãy nêu Ý nghĩa thực tiễn của Giáp xác.
■ Lời giải:
Giáp xác có khoảng 20 000 loài. Đa số chúng sống ở nước như biển, sông, ao, hồ. Số rất nhỏ sống ở cạn. Chúng có các vai trò quan trọng sau :
- Có lợi:
+ Các giáp xác lớn như : cua, tôm hùm, tôm he, tôm sú... dùng làm thực phẩm cho con người và công nghiệp thực phẩm.
+ Các giáp xác nhỏ, đôi khi xuất hiện với khối lượng lớn ở biển và nước ngọt, đóng vai trò quan trọng trong thành phần thức ăn của cá, kể cả làm thức ăn cho loài cá voi ở biển.
- Có hại:
+ Một số giáp xác nhỏ là vật chủ trung gian cho giun sán, gây bệnh cho người và động vật.
+ Một số chân kiếm trực tiếp kí sinh ở mang và da cá, làm cá chết hàng loạt.
+ Số khác như : sun, hà, hàu… còn đục vào vỏ gỗ của thuyền, bám vào mặt ngoài của vỏ tàu, làm tăng ma sát và giảm tốc độ của phương tiện giao thông đường thuỷ.
Bài 5. Hãy nêu đặc điểm cấu tạo của lớp Hình nhện.
■ Lời giải:
Lớp Hình nhện gồm : nhện, bọ cạp ve, bét... Hầu hết hình nhện ở cạn. Chúng có chung các đặc điểm sau :
- Cơ thể hình nhện thường chia 2 phần : đầu - ngực và bụng. Phần đầu - ngực đã dính liền (không còn rõ ranh giới). Nếu ở bọ cạp, phần bụng còn rõ phân đốt thì ở nhện sự phân đốt ở phần bụng không còn. Ớ ve và bét, ngay ranh giới giữa đầu - ngực và bụng cũng không rõ.
- Râu vốn là đặc trưng của đa số chân khớp, thì ở nhện không có râu. Gần miệng có 2 đôi cơ quan miệng là đôi kìm và đôi chân xúc giác.
- Phần đầu - ngực có 4 đôi chân bò thuộc kiểu chân không phân nhánh. Chi ở phần bụng hoàn toàn tiêu giảm. Ớ cuối phần bụng của đa số nhện có các u lồi của tuyến tơ. Chất tiết ở các u lồi này khi gặp không khí, khô cứng lại tạo thành sợi tơ nhện.
- Cơ quan tiêu hoá của hình nhện sai khác với giáp xác. Từ miệng thông thẳng với thực quản rồi tới dạ dày. Ruột giữa có nhiều túi lồi (ruột tịt) để chứa thức ăn lỏng.
- Thở bằng ống khí hoặc phổi (hay cả hai).
- Sinh sản bằng cách đẻ trứng. Sự phát triển của con non không qua biến thái.
Bài 6. Hãy nêu đặc điểm cấu tạo ngoài của lớp Sâu bọ.
■ Lời giải:
Lóp Sâu bọ là lớp có số loài chiếm quá nửa các loài động vật trên hành tinh này. Thực tế, chúng nhiều hơn gấp 2, 3 lần tất cả số động vật còn lại.
Đa số chúng ở cạn, ít loài ở nước. Hầu hết chúng có khả năng bay trên không Sâu bọ có các đặc điểm sau :
Cơ thể sâu bọ chia làm 3 phần rõ rệt: đầu, ngực và bụng.
- Phần đầu :
4-1 đôi râu, mắt kép, mắt đơn và cơ quan miệng.
+ Râu là cơ quan xúc giác và khứu giác.
+ Cơ quan miệng dùng để bắt, giữ và chế biến thức ăn.
- Phần ngực gồm 3 đốt:
+ Mỗi đốt mang 1 đôi chân, có cấu tạo thích nghi với lối sống và cách di chuyển của chúng.
+ Đốt số 2 và 3 ở đa số sâu bọ mang 2 đôi cánh. Cánh cho phép sâu bọ bay và lượn trên không.
- Phần bụng : Có số đốt thay đổi tuỳ loài, các đốt thiếu phần phụ, có các lỗ thở, hệ thống ống khí, cơ quan tiêu hoá và sinh dục.
Bài 7. Cơ thể sâu bọ chia làm mấy phần và chức năng chính của mỗi phần là gì ?
■ Lời giải:
Cơ thể sâu bọ chính thức chia làm 3 phần rõ rệt, tách rời nhau : đầu, ngực, bụng.
Mỗi phần cơ thể sâu bọ có các chức năng chính sau :
- Phần đầu : Trung tâm của sự định hướng bắt và xử lí mồi.
- Phần ngực : Trung tâm của sự vận động và di chuyển.
- Phần bụng : Trung tâm của các nội quan.
Bài 8. Hãy nêu đặc điểm cấu tạo trong của lớp Sâu bọ.
Lời giải
Cấu tạo trong của sâu bọ hoàn chỉnh nhất trong ngành Chân khớp, thể hiện I như sau :
Hệ tiêu hoá : Dạ dày có nhiều ruột tịt tiết ra dịch tiêu hoá.
- Hệ bài tiết: Là nhiều ống nhỏ đổ vào ruột sau. Chất bài tiết cùng nước thừa tập
trung vào nhiều ống bài tiết. Chúng lọc chất thải để đổ vào ruột sau rồi theo
phân ra ngoài.
- Hệ tuần hoàn Tuần hoàn hở như các chân khớp khác, tim hình ống, nằm ở mặt lưng, có nhiều ngăn thông với nhau và thông ra ngoài qua các van một chiều.
- Hệ hô hấp: Bắt đầu từ các lỗ thở, tiếp theo là hệ thống ống khí phân nhánh
nhiều lần, chằng chịt, đưa ôxi đến tận các tế bào của cơ thể.
- Hệ sinh dục : Hầu hết sâu bọ phân tính. Một số sâu bọ từ trứng nở ra con non
giống với con trưởng thành tuy kích thước còn nhỏ (phát triển không biến thái).
Bài 9. Hãy nêu đặc điểm vế sự phát triển của sâu bọ.
Lời giải:
Sự phát triển ở sâu bọ tuỳ loài, thường trải qua 2 hình thức biến thái chính là biến thái không hoàn toàn và biến thái hoàn toàn.
- Biến thái không hoàn toàn (ở châu chấu, gián...) : Âu trùng từ trứng nở ra có cấu tạo giống con trưởng thành, nhưng kích thước nhỏ hơn và mới chỉ có mầm cánh. Au trùng phải qua nhiều lần lột xác mới trở thành trưởng thành.
Biến thái hoàn toàn (ở bướm, ong, cánh cứng...) : Ấu trùng khác hẳn với con trưởng thành về cấu tạo và lối sống (ví dụ: ấu trùng của ngài tằm là con tằm hình con sâu ăn lá cây dâu, trong khi con trưởng thành là con ngài, có cánh, hút mật hoa).
Cuối cùng, ấu trùng phải qua một giai đoạn bất động (gọi là nhộng) mới trở thành con trưởng thành.
Bài 10. Hãy lập bảng so sánh đặc điểm cấu tạo 3 lớp chính cùa Chân khớp.
■ Lời giải:
STT |
Tên lớp So sánh |
Giáp xác |
Hình nhện |
Sâu bọ |
Đại diện |
Tôm sông |
Nhện nhà |
Châu chấu |
|
1 |
Môi trường sống |
Nước ngọt |
Ở cạn |
Ở cạn |
2 |
Râu |
2 đôi |
Không có |
1 đôi |
3 |
Phân chia cơ thể |
Đầu - ngực và bụng |
Đầu - ngực và bụng |
Đầu, ngực, bụng |
4 |
Phần phụ ngực để di chuyển |
5 đôi |
4 đôi |
3 đôi |
5 |
Cơ quan hô hấp |
Mang |
Phổi và ống khí |
Ống khí |
Sachbaitap.com