13/01/2018, 21:32

Bài tập trang 85,86,87 SGK vật lý 7: Tổng kết chương 3: Điện học

Bài tập trang 85,86,87 SGK vật lý 7: Tổng kết chương 3: Điện học Tổng kết chương 3: Điện học – Tự Kiểm Tra và vận dụng . Giải bài tập 1,2,3 ,4,5,6 ,7,8,9 ,10,11,12 Lý 7 trang 85 , 86, 87 (ôn tập chương 3 Lý 7) 1. Đặt một câu với các từ: cọ xát, nhiễm điện. Có thể đặt câu như sau: ...

Bài tập trang 85,86,87 SGK vật lý 7: Tổng kết chương 3: Điện học

Tổng kết chương 3: Điện học –  Tự Kiểm Tra và vận dụng . Giải bài tập 1,2,3 ,4,5,6 ,7,8,9 ,10,11,12 Lý 7 trang 85 , 86, 87 (ôn tập chương 3 Lý 7)

1. Đặt một câu với các từ: cọ xát, nhiễm điện.

Có thể đặt câu như sau:

– Thước nhựa bị nhiễm điện khi cọ xát bằng mảnh vải khô.

– Có thể  làm nhiễm điện nhiều vật bằng cọ xát.

– Nhiều vật khi được cọ xát thì nhiễm điện.

– Cọ xát là một cách làm nhiễm điện nhiều vật.

– Cọ xát không phải là cách làm vật nhiễm điện duy nhất.


2. Có những loại điện tích nào? Các loại điện tích nào thì hút nhau ? loại nào thì đẩy nhau ?

Có hai loại điện tích là điện tích dương và điện tích âm.

Điện tích khác loại (dương và âm) thì hút nhau.

Điện tích cùng loại (cùng dương hoặc cùng âm) thì đẩy nhau


3. Đặt câu với các cụm từ : vật nhiễm điện dương, vật nhiễm điện âm, nhận thêm electron, mất bớt electron.

Vật nhiễm điện dương do mất bớt electron.

Vật nhiễm điện âm do nhận thêm electron.


4. Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống trong các câu sau đây:

– Dòng điện là dòng …. Có hướng.

– Dòng điện trong kim loại là dòng…. Có hướng

Đáp án– Dòng điện là dòng  các điện tích  dịch chuyển có hướng.

– Dòng điện trong kim loại là dòng các electron tự do dịch chuyển có hướng


Bài 5: Các vật hay vật liệu nào sau đây là dẫn điện ở điều kiện bình thường:

Mảnh tôn;   Đoạn dây nhựa;       Mảnh polietilen (ni lông)

Không khí;   Đoạn  dây đồng;      Mảnh sứ

Kể tên năm tác dụng chính của dòng điện.

Hướng dẫn bài 5: Ở điều kiện bình thường:

Các vật liệu dẫn điện là:

Mảnh tôn, đoạn dây đồng

các vật liệu cách điện là:

Đoạn dây nhựa, mảnh polietilen (ni lông), không khí, mảnh sứ.


Bài 6. Hãy kể tên năm tác dụng chính của dòng điện.

– Tác dụng nhiệt.

– Tác dụng phát sáng.

– Tác dụng từ.

– Tác dụng hóa học.

– Tác dụng sinh lí.


Bài 7 trang 85: Hãy cho biết tên đơn vị của cường độ dòng điện và tên dụng cụ dùng để đo cường độ dòng điện.

– Đơn vị đo cường độ dòng điện là ampe (A).

– Dụng cụ để đo cường độ dòng điện là ampe kế.


Bài 8: Đơn vị của hiệu điện thế là gì ? Đo hiệu điện thế bằng dụng cụ nào?

 Đơn vị của hiệu điện thế là vôn (V)

Dụng cụ để đo hiệu điện thế là vôn kế


9. Đặt một câu với các cụm từ: hai cực của nguồn điện; hiệu điện thế

Một số câu có thể đặt là:

– Giữa hai cực của nguồn điện có một hiệu điện thế

– Số vôn ghi trên vỏ mỗi nguồn điện là hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện đó để hở hoặc khi chưa mắc vào mạch.

– Hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện là hiệu điện thế giữa hai bóng đèn mắc với nguồn điện đó.


10. Trong mạch điện gồm hai bóng đèn mắc nối tiếp, cường độ dòng điện và hiệu điện thế có đặc điểm gì?

– Trong mạch điện gồm hai bóng đèn mắc nối tiếp.

– Cường độ dòng điện như nhau tại các vị trí khác nhau của dòng điện.

– Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch bằng tổng  các hiệu điện thế trên mỗi đèn.


11. Trong mạch điện gồm hai bóng đèn mắc song song, hiệu điện thế và cường độ dòng điện có đặc điểm gì?

– Hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi bóng đèn và giữa hai điểm nối chung đều bằng nhau

– Cường độ dòng điện mạch chính bằng tổng các cường độ dòng điện qua mỗi bóng đèn.


12. Hãy nêu các quy tắc an toàn khi sử dụng điện.

Các quy tắc an toàn khi sử dụng điện:

– Chỉ làm thí nghiệm với các nguồn điện có hiệu điện thế dưới 40 V

– Phải sử dụng các dây dẫn có vỏ bọc cách điện.

– Mạch điện dân dụng gồm hai dây dẫn là dây “nóng” và dây “lạnh”. Giữa chúng có hiệu điện thế 220V và dây nguội được nối với đất ở trạm phát điện. vì thế giữa dây nóng và cơ thể người chạm đất vào mạng điện dân dụng và các thiệt bị điện nếu chưa biết rõ cách sử dụng.

– Khi có người bị điện giật thì không được chạm vào người đó mà cần phải tìm ngay cách  ngắt ngay công tắc điện và gọi người cấp cứu.

II. Vận Dụng

Giải bài tập 1,2,3,4,5 trang 86;  bài 6,7 trang 87 SGK Lý 7: Tổng kết chương 3: Điện học 

Bài 1: Trong các câu sau đây, cách nào làm thước nhựa dẹt nhiễm điện ?

A. Đập nhẹ nhiều lần thước nhựa xuống mặt quyển vở.

B. Áp sát thước nhựa vào thành một bình nước ấm.

C. Chiếu ánh sáng đèn pin vào thước nhựa

D. Cọ xát mạnh thước nhựa bằng miếng vải khô.

Chọn D.


Bài 2: Trong mỗi hình 30.1 a, b, c, d cả hai vật A, B đều bị nhiễm điện và được treo bằng các sợi chỉ mảnh. Hãy ghi dấu điện tích (+ hay – ) cho vật chưa ghi dấu.

Hai điện tích cùng dấu thì đẩy nhau.

Hai điện tích trái dấu thì hút nhau.


Bài 3: Cọ xát mảnh ni lông bằng một miếng len, cho rằng mảnh ni lông bị nhiễm điện âm. Khi đó vật nào trong hai vật này nhận thêm electron, vật nào mất bớt electron ?

Vật nhiễm điện âm nhận thêm electron.

Vật nhiễm điện dương mất bớt electron.

Mảnh ni lông bị nhiễm điện âm, nhận thêm electron.

Miếng len bị nhiễm điện dương, mất bớt electron (electron dịch chuyển từ miếng len sang mảnh ni lông) nên thiếu electron (nhiễm điện dương).


Bài 4: Trong các sơ đồ mạch điện hình 30.2 , sơ đồ nào có mũi tên chỉ đúng chiều quy ước của dòng điện?

2016-05-08_113248Sơ đồ 30.2c) có mũi tên chỉ đúng chiều quy ước của dòng điện: đi ra từ cực dương và đi vào cực âm của nguồn điện trong mạch điện kín.


Bài 5 trang 86: Trong bốn thí nghiệm được bố trí như hình 30.3, thí nghiệm nào tương ứng với mạch điện kín và bóng đèn sáng ?

2016-05-08_113355Mạch điện kín gồm các vật dẫn điện mắc nối tiếp với nhau rồi mắc vào hai cực của nguồn điện.

=> Thí nghiệm hình 30.3c) tương ứng với mạch điện kín và bóng đèn sáng.


Bài 6 trang 87: Có năm nguồn điện loại 1,5V; 3V; 6V; 9V; 12V và hai bóng đèn giống nhau đều ghi 3V. Cần mắc nối tiếp hai bóng đèn này vào một trong năm nguồn điện trên. Dùng nguồn điện nào là phù hợp nhất ? vì sao?

Dùng nguồn 6V trong số các nguồn là thích hợp nhất vì:

Hiệu điện thế trên mỗi bóng đèn là 3V (để đèn sáng bình thường), khi mắc nối tiếp hai bóng đèn đó, hiệu điện thế tổng cộng là 6V.

(có thể mắc với nguồn điện 1,5V hoặc 3V, nhưng hai bóng đèn sáng yếu. không thể mắc với nguồn điện 9V hay 12V vì một hoặc cả hai bóng đèn sẽ cháy dây tóc.)


Bài 7 trang 87: Trong mạch điện có sơ đồ như hình 30.4, biết số chỉ của ampe kế A là 0,35A; của ampe kế A1 là 0,12A. số chỉ của ampe kế A2 là bao nhiêu?

2016-05-08_121446

Áp dụng công thức I = I1 + I2 (cường độ dòng điện trong mạch chính là số chỉ ampe kế A bằng tổng cường độ dòng điện trong các mạch rẽ là số chỉ của ampe kế A1 và A2)

Giải: Số chỉ của ampe kế là:

I2 = 0,35A – 0,12A = 0,23A

0