Bài tập trắc nghiệm sinh học lớp 10: Enzim và vai trò của enzim trong quá trình chuyển hóa vật chất
Bài tập trắc nghiệm sinh học lớp 10: Enzim và vai trò của enzim trong quá trình chuyển hóa vật chất Câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 10 có đáp án . Đây là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho quý thầy ...
Bài tập trắc nghiệm sinh học lớp 10: Enzim và vai trò của enzim trong quá trình chuyển hóa vật chất
. Đây là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho quý thầy cô nhằm phục vụ công tác giảng dạy, còn đối với các bạn học sinh tài liệu giúp nâng cao kiến thức. Mời các bạn tham khảo.
Bài tập sinh học lớp 10: ADN, ARN và protêin
650 câu trắc nghiệm Sinh học lớp 10 theo từng chương
Giải bài tập trang 59 SGK Sinh học lớp 10: Enzim và vai trò của enzim trong quá trình chuyển hóa vật chất
BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM VỀ ENZIM VÀ VAI TRÒ CỦA ENZIM TRONG QUÁ TRÌNH CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT
Câu 1. Hoạt động nào sau đây là của enzim?
a. Xúc tác các phản ứng trao đổi chất
b. Tham gia vào thành phần của các chất tổng hợp được
c. Điều hoà các hoạt động sống của cơ thế
d. Cả 3 hoạt động trên
Câu 2. Chất nào dưới đây là enzim?
a. Saccaraza c. Prôteaza
b. Nuclêôtiđaza d. Cả a, b, c đều đúng
Câu 3. Enzim có bản chất là:
a. Pôlisaccarit c. Prôtêin
b. Mônôsaccrit d. Photpholipit
Câu 4. Phát biểu sau đây có nội dung đúng là:
a. Enzim là một chất xúc tác sinh học
b. Enzim được cấu tạo từ các đisaccrit
c. Enzim sẽ lại biến đổi khi tham gia vào phản ứng
d. Ở động vật, Enzim do các tuyến nội tiết tiết ra
Câu 5. Cơ chất là:
a. Chất tham gia cấu tạo Enzim
b. Sản phẩm tạo ra từ các phản ứng cho do Enzim xúc tác
c. Chất tham gia phản ứng do Enzim xúc tác
d. Chất tạo ra do nhiều Enzim liên kết lại
Câu 6. Giai đoạn đầu tiên trong cơ chế tác dụng của Enzim lên các phản ứng là
a. Tạo các sản phẩm trung gian
b. Tạo ra Enzim - cơ chất
c. Tạo sản phẩm cuối cùng
d. Giải phóng Enzim khỏi cơ chất
Câu 7. Enzim có đặc tính nào sau đây?
a. Tính đa dạng
b. Tính chuyên hoá
c. Tính bền với nhiệt độ cao
d. Hoạt tính yếu
Câu 8. Enzim sau đây hoạt động trong môi trường axít
a. Amilaza c. Pepsin
b. Saccaraza d. Mantaza
Câu 9. Khoảng nhiệt độ tối ưu cho hoạt động của Enzim trong cơ thể người là:
a. 15 độ C - 20 độ C c. 20 độ C - 35 độ C
b. 20 độ C - 25 độ C d. 35 độ C - 40 độ C
Câu 10. Trong ảnh hưởng của nhiệt độ lên hoạt động của Enzim, thì nhiệt độ tối ưu của môi trường là giá trị nhiệt độ mà ở đó:
a. Enzim bắt đầu hoạt động
b. Enzim ngừng hoạt động
c. Enzim có hoạt tính cao nhất
d. Enzim có hoạt tính thấp nhất
Câu 11. Khi môi trường có nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ tối ưu của Enzim, thì điều nào sau đây đúng?
a. Hoạt tính Enzim tăng theo sự gia tăng nhiệt độ
b. Sự giảm nhiệt độ làm tăng hoạt tính Enzim
c. Hoạt tính Enzim giảm khi nhiệt độ tăng lên
d. Nhiệt độ tăng lên không làm thay đổi hoạt tính Enzim
Câu 12. Hậu quả sau đây sẽ xảy ra khi nhiệt độ môi trường vượt quá nhiệt độ tối ưu của Enzim là:
a. Hoạt tính Enzim tăng lên
b. Hoạt tính Enzim giảm dần và có thể mất hoàn toàn
c. Enzim không thay đổi hoạt tính
d. Phản ứng luôn dừng lại
Câu 13. Phần lớn Enzim trong cơ thể có hoạt tính cao nhất ở khoảng giá trị của độ pH nào sau đây?
a. Từ 2 đến 3 c. Từ 6 đến 8
b. Từ 4 đến 5 d. Trên 8
Câu 14. Yếu tố nào sau đây có ảnh hưởng đến hoạt tính của Enzim?
a. Nhiệt độ
b. Độ PH của môi trường
c. Nồng độ cơ chất và nồng độ Enzim
d. Cả 3 yếu tố trên
Câu 15. Enzim xúc tác quá trình phân giải đường saccrôzơ là:
a. Saccaraza c. Lactaza
b. Urêaza d. Enterôkinaza
Câu 16. Enzim Prôtêaza có tác dụng xúc tác quá trình nào sau đây?
a. Phân giải lipit thành axit béo và glixêin
b. Phân giải đường đi saccarit thành mônôsaccarit
c. Phân giải đường lactôzơ
d. Phân giải prôtêin
Câu 17. Quá trình phân giải axit nuclêic thành nuclêôtit được xúc tác bởi Enzim
a. Nuclêôtiđaza c. Peptidaza
b. Nuclêaza d. aza Amilaza