Bài tập trắc nghiệm Hóa 11 Bài 33: Luyện tập ankin
Chương 6: Hidrocacbon không no Câu 1: Số đồng phân cấu tạo, mạch hở ứng với công thức C 4 H 6 là A.3 B. 2 C. 5 D. 4 Câu 2: Ankin có bao nhiêu đồng phân cấu tạo phản ứng với dung dịch AgNO 3 trong NH 3 ? A.3 B. 4 ...
Chương 6: Hidrocacbon không no
Câu 1: Số đồng phân cấu tạo, mạch hở ứng với công thức C4H6 là
A.3 B. 2 C. 5 D. 4
Câu 2: Ankin có bao nhiêu đồng phân cấu tạo phản ứng với dung dịch AgNO3 trong NH3?
A.3 B. 4 C. 5 D. 6
Câu 2: Axetilen tham gia phản ứng cộng H2O( xúc tác HgSO4), thu được sản phẩm hữu cơ là
A.C2H4(OH)2 B. CH3CHO
C. CH3COOH D. C2H5OH
Câu 3: Cho các chất: but-1-en; but-1-in; buta-1,3-đien; vinyl axetilen; isobutilen; anlen. Có bao nhiêu chất trong số các chất trên khi phản ứng hoàn toàn với H2 dư (xúc tác Ni, đun nóng) tạo ra butan?
A.3 B. 6 C. 5 D. 4
Câu 5: Đốt cháy hoàn toàn 2,24 lít Hiđrocacbon X , thu được 8,96 lít CO2 (thể tích các khí đo (đktc)). X tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3, tạo ra kết tủa. Công thức phân tử của X là
A. CH3 – CH2 – C ≡CH B. CH3 – CH2 – C ≡ CH.
C. CH3 – C ≡ C – CH3 D.CH3 – CH = CH – CH3
Câu 6: Cho 13,8 gam chất hữu cơ X có công thức phân tử C7H6 tác dùng với một lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 45,9 gam kết tủa. X có bao nhiêu đồng phân cấu tạo thỏa mãn chất trên?
A.5 B. 4 C. 6 D. 2
Câu 7: Cho 27,2 gam ankin X tác dụng với 15,68 lít H2 (đktc) có xúc tác thích hợp thu được hỗn hợp Y (không có H2), Y phản ứng tối đa với dung dịch chưa 16 gam Br2. Công thức phân tử của X là
A.C2H2 B. C3H4 C. C4H6 D. C5H6
Câu 8: Cho 3,12 gam ankin X phản ứng với 0,1 mol H2 (xúc tác Pd/PbCO3,t°), thu được dung dịch Y chỉ có hai hiđrocacbon. Công thức phân tử của X là
A.C2H2 B. C5H6 C. C4H6 D. C3H4
Đáp án
1. D | 2. B | 3. B | 4. D | 5. A | 6. B | 7. D | 8. A |
Câu 5:
nC = 8,96/2,24 = 4;
X + AgNO3/NH3 => X có liên kết ba đầu mạch
Câu 6:
C7H6 + nAgNO3 + nNH3 → C7H8-nAgn + nNH4NO3
n↓ = nC7H6 = 0,15 mol => 0,15(92 + 108n) = 45,9 => n = 2
=> X có 2 liên kết ba đầu mạch, có 4 cấu tạo:
HC≡C – CH2 – CH2 – CH2 – C≡CH; HC≡C – CH(CH3) – CH2 – C≡CH;
HC≡C – CH(C2H5) – C≡CH; HC≡C – C(CH3)2 – C≡CH
Câu 7:
2nX = nH2 + nBr2 = 15,68/22,4 + 16/160 => nX = 0,4 mol => MX = 27,2/0,4 = 68 (C5H6)
Câu 8:
CnH2n-2 + H2 → CnH2n
Y có hai hidrocacbon => ankin dư => 0,1.MX < 3,12 => MX < 31,2 (C2H2)
Tham khảo Các bài chương 6 Hóa 11