Bài tập trắc nghiệm Hóa 10 Bài 7: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
Chương 2: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học và định luật tuần hoàn Câu 1: Nguyên tố M có số hiệu nguyên tử là 29. M thuộc nhóm nào của bảng tuần hoàn? A. IIA B. IIB C. IA D. IB Câu 2: Các nguyên tố X, Y, Z có số hiệu nguyên tử tương ứng là 4, 8, ...
Chương 2: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học và định luật tuần hoàn
Câu 1: Nguyên tố M có số hiệu nguyên tử là 29. M thuộc nhóm nào của bảng tuần hoàn?
A. IIA B. IIB C. IA D. IB
Câu 2: Các nguyên tố X, Y, Z có số hiệu nguyên tử tương ứng là 4, 8, 16, 25. Kết luận nào dưới đây về vị trí nguyên tố trong bảng tuần hoàn là đúng?
Số hiệu nguyên tử | Chu kì | Nhóm | |
A | 4 | 2 | IV |
B | 8 | 2 | IV |
C | 16 | 3 | VI |
D | 25 | 4 | V |
Câu 3: R, T, X, Y, Z lần lượt là năm nguyên tố liên tiếp trong bảng tuần hoàn, có tổng số điện tích hạt nhân là 90+. Kết luận nào sau đây đúng?
A. Năm nguyên tố này thuộc cùng một chu kì.
B. Nguyên tử của nguyên tố Z có bán kính lớn nhất trong số các nguyên tử của năm nguyên tố trên.
C. X là phi kim.
D. R có 3 lớp electron.
Câu 4: Nguyên tố M thuộc chu kì 3, nhóm IVA của bảng tuần hoàn. Số hiệu nguyên tử của nguyên tố M là
A. 14 B. 16 C. 33 D. 35
Câu 5: Cho hai nguyên tố L và M có cùng cấu hình electron lớp ngoài cùng là ns2. Phát biểu nào sau đây về M và L luôn đúng?
A. L và M đều là những nguyên tố kim loại.
B. L và M thuộc cùng một nhóm trong bảng tuần hoàn.
C. L và M đều là những nguyên tố s.
D. L và M có 2 electron ở ngoài cùng.
Câu 6: Cho các nguyên tố 8X, 11Y, 20Z và 26T. Số electron hóa trị của nguyên tử các nguyên tố tang dần theo thứ tự:
A. X < Y < Z < T.
B. T < Z < X < Y.
C. Y < Z < X < T.
D. Y < X < Z < T.
Câu 7: X và Y là hai nguyên tố kế tiếp nhau trong cùng một nhóm A của bảng tuần hoàn. Biết rằng tổng số electron trong nguyên tử X và Y là 30, số electron của X nhỏ hơn số electron của Y. Phát biểu nào sau đây là sai?
A. X thuộc chu kì nhỏ và Y thuộc chu kì lớn của bảng tuần hoàn.
B. X và Y đều là những kim loại.
C. X và Y đều đứng đầu mỗi chu kì trong bảng tuần hoàn.
D. X và Y đều có cùng số lớp electron bão hòa.
Câu 8: X và Y là hai nguyên tố thuộc nhóm A và thuộc cùng một chu kì của bảng tuần hoàn. X là một kim loại và Y là một phi kim. Tổng số electron hóa trị của X và Y là 8. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Nếu X là Al thì Y có thể là Cl.
B. Nếu Y là Se thì X có thể là Zn.
C. X và Y có thể tạo thành hợp chất có công thức hóa học XY.
D. X và Y có thể là những nguyên tố thuộc nhóm IVA.
Câu 9: Hợp chất A được tạo thành từ cation X+ và anion Y2-. Mỗi ion đều do 5 nguyên tử của hai nguyên tố tạo nên. Tổng số proton trong X+ là 11, tổng số electron trong Y2- là 50. Biết rằng hai nguyên tố trong Y2- đều thuộc cùng một nhóm A và thuộc hai chu kì lien tiếp. Phân tử khối của A là
A. 96 B. 78 C. 114 D. 132
Câu 10: X và Y là hai nguyên tố thuộc hai nhóm A kế tiếp nhau trong bảng tuần hoàn, ở trạng thái đơn chất X và Y phản ứng được với nhau. Tổng số proton trong hạt nhân nguyên tử của X và Y là 23. Biết rằng X đứng sau Y trong bảng tuần hoàn. X là
A. O B. S C. Mg D. P
Đáp án
1. D | 2. C | 3. D | 4. A | 5. D | 6. C | 7. D | 8. C | 9. D | 10. D |
Câu 6:
Cấu hình electron nguyên tử các nguyên tố lần lượt là:
X: 1s22s22p4 => 6 electron hóa trị.
Y: 1s22s22p63s1 => 1 electron hóa trị.
Z: 1s22s22p63s23p64s2 => 2 electron hóa trị.
T: 1s22s22p63s23p63d64s2 => 8 electron hóa trị.
Câu 7:
Ta tính được eX = 9 và eY = 19
Cấu hình electron nguyên tử của X: 1s22s22p63s1
Cấu hình electron nguyên tử của Y: 1s22s22p63s23p64s1
X có 2 lớp electron bão hòa, Y có 3 lớp electron bão hòa.
Câu 9:
Xét ion X+ : có 5 nguyên tử, tổng số proton là 11. Vậy số proton trung bình là 2,2.
=> Có 1 nguyên tử có số proton nhỏ hoặc bằng 2 và tạo thành hợp chất. Vậy nguyên tử đó là H.
Ion X+ có dạng AaHb. Vậy a.pA + b = 11 và a + b = 5
a | 1 | 2 | 3 | 4 |
b | 4 | 3 | 2 | 1 |
pA | 7 | 4 | 3 | 2,5 |
Chọn được nghiệm thích hợp a = 1 , b = 4 và pA = 7 => Ion X+ là NH4+.
Xét ion Y2- có dạng MXLY2-: x.eM + y.eL + 2 = 50
Vậy x.eM + y.eL = 48 và x + y = 5.
Số electron trung bình của các nguyên tử trong Y2- là 9,6
=> Có 1 nguyên tử có số electron nhỏ hơn 9,6
=> Nguyên tử của nguyên tố thuộc chu kì II.
=> Nguyên tử của nguyên tố còn lại thuộc chu kì III.
Nếu 2 nguyên tố cùng thuộc một nhóm A thì sẽ hơn kém nhau 8 electron
Vậy eM - eL = 8
Ta chọn được nghiệm: eM = 16 và eL = 8 . Ion có dạng SO42- .
Chất A là: Phân tử khối của A là 132.
Câu 10:
Vì pX + pY = 23 nên x và Y là những nguyên tố thuộc chu kì nhỏ.
X và Y là 2 nguyên tố thuộc 2 nhóm kế tiếp
=> Số proton của X và Y hơn kém nhau 1 hoặc 7 hoặc 9.
Ta xét từng trường hợp:
Nếu pX - pY = 1 => pX = 12 (Mg), pY = 11 (Na)
Ở trạng thái đơn chất hai nguyên tố này không phản ứng với nhau(loại).
Nếu pX - pY = 7 => pX = 15 (P), pY = 8 (O)
Ở trạng thái đơn chất hai nguyên tố này phản ứng được với nhau (nhận).
Nếu pX - pY = 9 => pX = 16 (S), pY = 7 (N)
Ở trạng thái đơn chất hai nguyên tố này không phản ứng với nhau(loại).
Vậy X là P.