06/05/2018, 18:18

Bài tập trắc nghiệm Hóa 10 Bài 25: Flo - Brom - Iot

Chương 5: Nhóm halogen Câu 1: Chất nào sau đây oxi hóa được H 2 O? A. F 2 B. Cl 2 C. Br 2 D. I 2 Câu 2: Dung dịch axit nào sau đây không thể chứa trong bình thủy tinh? A. HCl B. H 2 SO 4 C. HNO 3 D. HF Câu 3: Dãy các đơn chất ...

Chương 5: Nhóm halogen

Câu 1: Chất nào sau đây oxi hóa được H2O?

A. F2    B. Cl2    C. Br2    D. I2

Câu 2: Dung dịch axit nào sau đây không thể chứa trong bình thủy tinh?

A. HCl    B. H2SO4    C. HNO3    D. HF

Câu 3: Dãy các đơn chất halogen nào sau đây được xếp theo thứ tự tính oxi hóa tăng dần?

A. F2, Cl2, Br2, I2

B. Cl2, Br2, I2, F2

C. Cl2, F2, Br2, I2

D. I2, Br2, Cl2, F2

Câu 4: Dung dịch muố nào sau đây tác dụng với dung dịch AgNO3 tạo kết tủa màu trắng?

A. NaF    B. NaCl    C. NaBr    D. NaI

Câu 5: Dãy các axit nào sau đây được xếp theo thứ tự tính axit giảm dần?

A. HCl, HBr, HI, HF

B. HI, HBr, HCl, HF

C. HBr, HI, HF, HCl

D. HF, HCl, HBr, HI

Câu 6: Phân biệt hai lọ mất nhãn đựng dung dịch Nà và dung dịch NaI chỉ cần dung dung dịch

A. AgNO3    B. HCl    C. NaOH    D. KNO3

Câu 7: Cho các phản ứng:

(1) SiO2 + dung dịch HF →

(2) F2 + H2O to

(3) AgBr ánh sáng

(4) Br2 + NaI (dư) →

Trong các phản ứng trên, những phản ứng có tạo ra đơn chất là

A. (1), (2), (3)

B. (1), (3), (4)

C. (2), (3), (4)

D. (1), (2), (4)

Câu 8: Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Dung dịch NaF phản ứng với dung dịch AgNO3 sinh ra AgF kết tủa.

B. Iot có bán kính nguyên tử lớn hơn brom.

C. Axit HBr có tính axit yếu hơn axit HCl.

D. Flo có tính oxi hóa yếu hơn clo.

Câu 9: Trộn dung dịch chứa a gam Hbr với dung dịch chứa a gam NaOH. Nhúng giấy quỳ tím vào dung dịch thu được, màu của quỳ tím sẽ là

A. chuyển sang màu đỏ.

B. chuyển sang màu xanh.

C. không đổi màu.

D. mất màu.

Câu 10: Cho lương dư dung dịch AgNO3 tác dụng với 100 ml dung dịch hỗn hợp NaF 0,05M và NaCl 0,1M, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là

A. 1,435    B. 0,635    C. 2,070    D. 1,275

Câu 11: Cho 1,03 gam muối natri halogenua (X) tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thì thu được một kết tủa, kết tủa nà sau khi phân hủy hoàn toàn cho 1,08 gam bạc. Công thức của muối X là

A. NaF    B. NaBr    C. NaI    D. NaCl

Câu 12: Cho 14,9 gam muối kali halogenua (X) tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thì thu được 28,7 gam một kết tủa. Công thức của muối X là

A. KF    B. KBr    C. KI    D. KCl

Câu 13: Khối lượng CaF2 cần dung để điều chế 200 gam dung dịch axit flohidric nồng độ 40% (hiệu suất phản ứng bằng 80%) là

A. 312 gam.    B. 156 gam.    C. 195 gam.    D. 390 gam.

Đáp án

1. A2. D3. D4. B5. B6. A7. C8. B
9.B10. A11. B12. D13. C

Câu 7:

(1) SiO2 + dung dịch HF → SiF4 + 2H2O

(2) F2 + H2O to→ 4HF + O2

(3) AgBr ánh sáng→ 2Ag + Br2

(4) Br2 + NaI (dư) → NaBr + I2

Câu 9:

nHBr = a/81 < nNaOH = a/40 => NaOH dư => Giấy quỳ chuyển màu xanh.

Câu 10:

Kết tủa là AgCl.

nAgCl = nNaCl = 0,1.0,1 = 0,01 mol => m= 0,01.143,5 = 1,435 (gam)

Câu 11:

NaY + AgNO3 → NaNO3 + AgY ↓

2AgY → 2Ag + Y2

nNaY = nAgY = nAg = 1,08/108 = 0,01 (mol)

=> 0,01(23 + MY) = 1,03 => MY = 80 (Br)

Câu 12:

KY + AgNO3 → KNO3 + AgY ↓

nKY = nAgY => 14,9/(39+Y)=28,7/(108+Y) => Y = 35,5 (Cl) => Muối X là KCl

Câu 13:

mHF = 200.40/100 = 80 (gam) => nHF = 80/20 = 4 (mol)

mCaF2= 4.1/2.78.100/80 = 195 (gam)

0