14/01/2018, 23:19

Bài tập điện li lớp 11

Bài tập điện li lớp 11 Bài tập về sự điện li Bài tập sự điện li là tài liệu học tập môn Hóa học hay dành cho thầy cô và các bạn tham khảo. Tài liệu này bao gồm một số bài tập cơ bản và nâng cao phần ...

Bài tập điện li lớp 11

Bài tập sự điện li

là tài liệu học tập môn Hóa học hay dành cho thầy cô và các bạn tham khảo. Tài liệu này bao gồm một số bài tập cơ bản và nâng cao phần điện li, một số câu hỏi về điện li trong đề thi đại học - cao đẳng. Mời các bạn cùng tham khảo.

Bài tập trắc nghiệm Hóa học lớp 11 chương 1: Sự điện li

103 câu trắc nghiệm phản ứng oxi hoá khử, sự điện li, cân bằng hoá học

Bài tập về ankan và xicloankan

Bài 1: Trộn 100 ml dung dịch HNO3 0.1M với 100 ml dung dịch H2SO4 0.05M thu được dung dịch A.

a. Tính nồng độ các ion trong A.

b. Tính pH của dung dịch A.

c. Tính thể tích dung dịch NaOH 0.1M để trung hòa dung dịch A.

Bài 2: Dung dịch X chứa NaOH 0.1M, KOH 0.1M và Ba(OH)2 0.1M. Tính thể tích dung dịch HNO3 0.2M để trung hòa 100 ml dung dịch X.

Bài 3: Cho dung dịch X chứa a mol Ba2+; b mol H+; c mol NO3- và d mol Cl-. Tìm mối liên hệ giữa a, b, c và d.

Bài 4: (CĐA-07): Một dung dịch chứa 0,02 mol Cu2+, 0,03 mol K+, x mol Cl- và y mol SO42-. Tổng khối lượng muối tan có trong dung dịch là 5,435 gam. Xác định giá trị của x và y.

Bài 5: Viết PT điện li của các chất sau:

a. HNO3, Ba(OH)2, NaOH, H2SO4, Ca(OH)2, Na2CO3, BaCl2, NaHCO3, H2S.

b. CuSO4, Na2SO4, Fe2(SO4)3, NaHPO4, Mg(OH)2, CH3COOH, H3PO4, HF.

Bài 6: Viết PT phân tử và ion rút gọn của các phản ứng (nếu có) khi trộn lẫn các chất sau:

a. dd HNO3 và CaCO3                        b. dd KOH và dd FeCl3

c. dd H2SO4 và dd NaOH                   d. dd Ca(NO3)2 và dd Na2CO3

e. dd NaOH và Al(OH)3                       f. dd Al2(SO4)3 và dd NaOH vừa đủ

g. dd NaOH và Zn(OH)2                       h. FeS và dd HCl

i. dd CuSO4 và dd H2S                        k. dd NaOH và NaHCO3

l. dd NaHCO3 và HCl                           m. Ca(HCO3)2 và HCl

Bài 7: Nhận biết dung dịch các chất sau bằng phương pháp hóa học.

a. NH4NO3, (NH4)2CO3, Na2SO4, NaCl.

b. NaOH, NaCl, Na2SO4, NaNO3

c. NaOH, H2SO4, BaCl2, Na2SO4, NaNO3 (chỉ dùng thêm quỳ tím).

Bài 8: Viết phương trình phân tử ứng với phương trình ion thu gọn của các phản ứng sau

a. Ba2+ + CO32- -> BaCO3

b. NH4 + + OH- ->NH3 + H2O

c. S2- + 2H+ -> H2S↑

d. Fe3+ + 3OH- ->Fe(OH)3↓

e. Ag+ + Cl- -> AgCl↓

f. H+ + OH- -> H2O

Bài 9: Viết PT dạng phân tử và ion rút gọn của các phản ứng trong dd theo sơ đồ sau:

a. Pb(NO3)2 + ? -> PbCl2↓ + ?

b. FeCl3 + ? -> Fe(OH)3 + ?

c. BaCl2 + ? -> BaSO4↓ + ?

d. HCl + ? -> ? + CO2↑ + H2O

e. NH4NO3 + ? -> ? + NH3↑ + H2O

f. H2SO4 + ? -> ? + H2O

Bài 10: Tính nồng độ các ion trong các dung dịch sau

a. dd NaOH 0,1M               b. dd BaCl2 0,2 M               c. dd Ba(OH)2 0,1M

Bài 11: Hòa tan 20 gam NaOH vào 500 ml nước thu được dung dịch A.

a. Tính nồng độ các ion trong dung dịch A.

b. Tính thể tích dung dịch HCl 2M để trung hòa dung dịch A.

Bài 12: Trộn 100 ml dung dịch NaOH 2M với 200 ml dung dịch KOH 0,5M thu được dung dịch C.

a. Tính nồng độ các ion trong dung dịch C.

b. Trung hòa dung dịch C bằng 300 ml dung dịch H2SO4 CM. Tính CM.

Bài 13: Trộn 100 ml dung dịch HCl 1M với 100 ml dung dịch H2SO4 0,5M thu được dung dịch D.

a. Tính nồng độ các ion trong dung dịch D.

b. Cho dung dịch D tác dụng với dung dịch BaCl2 dư thu được m gam kết tủa. Tính m.

Bài 14: Tính pH của các dung dịch sau

a. NaOH 0,001M                                 b. HCl 0,001M

c. Ca(OH)2 0,0005M                            d. H2SO4 0,0005M

Bài 15: Trộn 200 ml dung dịch NaOH 0,1M với 300 ml dung dịch HCl 0,2M thu được dung dịch A.

a. Tính nồng độ các ion trong dung dịch A.

b. Tính pH của dung dịch A.

0