25/04/2018, 12:44

Bài tập 1, 2, 3, 4 trang 57 Địa lý 6, Bài tập 1: Thời tiết khác khí hậu ở điểm nào....

Bài 18: Thời tiết khí hậu và nhiệt độ không khí – Bài tập 1, 2, 3, 4 trang 57 SGK Địa lý 6. Bài tập 1: Thời tiết khác khí hậu ở điểm nào. Bài tập 1: Thời tiết khác khí hậu ở điểm nào. Trả lời: Thời tiết khác khí hậu ở chỗ: Thời tiết là sự biểu hiện của các hiện tượng khí tượng xảy ra ...

Bài 18: Thời tiết khí hậu và nhiệt độ không khí – Bài tập 1, 2, 3, 4 trang 57 SGK Địa lý 6. Bài tập 1: Thời tiết khác khí hậu ở điểm nào.

Bài tập 1: Thời tiết khác khí hậu ở điểm nào.

Trả lời:

Thời tiết khác khí hậu ở chỗ: Thời tiết là sự biểu hiện của các hiện tượng khí tượng xảy ra trong một thời gian ngắn ở một địa phương, còn khí hậu là tình hình lặp đi lặp lại của những kiểu thời tiết riêng biệt ở một địa phương trong một thời gian dài. Nói khác đi, khí hậu là chế độ thời tiết của một địa phương trong nhiều năm.

Bài tập 2: Tại sao lại có sự khác nhau giữa khí hậu đại dương và khí hậu lục địa.

Trả lời:

Có sự khác nhau giữa khí hậu đại dương và khí hậu lục địa là do:

Đặc tính hấp thu nhiệt của đất và nước khác nhau. Điều này dẫn đến sự khác nhau về nhiệt độ giữa đất và nước, làm cho không khí ở bề mặt lục địa và bề mặt đại dương khác nhau.

 

Bài tập 3: Tại sao không khí trên mặt đất không nóng nhất vào lúc 12 giờ trưa (lúc bức xạ mặt trời mạnh nhất) mà lại nóng nhất vào lúc 13 giờ?

Trả lời:

Không khí trên mặt đất không nóng nhất vào lúc 12 giờ trưa (lúc bức xạ mặt trời mạnh nhất) mà lại nóng nhất vào lúc 13 giờ. Vì:

Không khí nóng lên chủ yếu do quá trình toả năng lượng của bề mặt đất (bức xạ mặt đất). Lúc 12 giờ trưa tuy bức xạ mặt trời lớn nhất, nhưng mặt đất vẫn cần một thời gian để truyền nhiệt cho không khí; vì thế lúc không khí nóng nhất là 13 giờ.

 

Bài tập 4: Người ta tính nhiệt độ trung bình tháng và trung bình năm như thế nào?

Trả lời:

Để tính nhiệt độ trung bình tháng người ta cộng trị số của nhiệt độ các ngày trong tháng rồi chia cho sổ ngày trong tháng. Trị số trung bình này là nhiệt độ trung bình thángế

Để tính nhiệt độ trung bình năm, người ta cộng trị số trung bình của nhiệt độ các tháng trong năm rồi chia cho 12 tháng. Trị số trung bình này là nhiệt độ trung bình năm.

0