Bài tập 1,2,3 ,4,5,6 ,7 trang 115,116 SGK Hóa lớp 11: Ankan
Bài tập 1,2,3 ,4,5,6 ,7 trang 115,116 SGK Hóa lớp 11: Ankan [Bài 25 Hóa 11] Giải bài 1, 2, 3 trang 115; bài 4,5,6,7 trang 116 SGK Hóa 11: Ankan – Chương 5 Hiđrocacbon No Kiến thức cần nhớ Ankan: 1. Khái niệm – Ankan là hidro no mạch hở: C n H 2n+2 (n ≥1) – Xicloankan là ...
Bài tập 1,2,3 ,4,5,6 ,7 trang 115,116 SGK Hóa lớp 11: Ankan
[Bài 25 Hóa 11] Giải bài 1, 2, 3 trang 115; bài 4,5,6,7 trang 116 SGK Hóa 11: Ankan – Chương 5 Hiđrocacbon No
Kiến thức cần nhớ Ankan:
1. Khái niệm
– Ankan là hidro no mạch hở: CnH2n+2 (n ≥1)
– Xicloankan là hidrocacbon no mạch vòng CTTQ của monoxicloankan CnH2n (n≥3)
2. Đồng đẳng, danh pháp
– Đồng phân cấu tạo: Ankan từ C4H10 trở đi có công thức đồng phân cấu tạo mạch cacbon (mạch không phân nhánh và phân nhánh)
Danh pháp ankan có mạch nhánh:
Số chỉ nhánh- tên nhánh + tên mạch chính + an
Mạch chính là mạch cacbon dài nhất, chứa nhiều nhánh hơn.
Đánh số thứ tự cacbon mạch chính từ C đầu gần nhánh.
Nếu có nhiều nhánh giống nhau thì dùng tiền tố chỉ độ bội (theo số đếm): đi, tri, tera…Khi có nhiều nhánh thứ tự gọi tên nhánh theo vần chữ cái.
– Gốc hidrocacbon là phần còn lại của phân tử hidrocacbon sau khi bớt đi một số nguyên tử hidro nhưng vẫn còn tồn tại trong phân tử ở trạng thái liên kết và không mang electron tự do như gốc tự do. CTTQ nhóm ankyl: CnH2n+2
– Bậc của một nguyên tử cacbon trong phân tử ankan bằng số nguyên tử cacbon liên kết trực tiếp với nó.
3. Tính chất vật lí: ở điều kiện thường ankan từ C1 → C4 ở trạng thái khí, từ C5 → C17 trở đi ở trạng thái lỏng, từ C18 trở lên ở dạng rắn. Nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi và khối lượng riêng của ankan nói chung tăng theo chiều tăng của phân tử khối.
Hướng dẫn giải bài tập Hóa 11 trang 115,116: Ankan
Bài 1. Thế nào là hidrocacbon no, ankan, xichoankan?
Đã có trong phần lý thuyết SGK, các em tự giải.
Bài 2: Viết công thức phân tử của các hidrocacbon tương ứng với các gốc ankyl sau: – CH3 ; -C3H7; -C6H13
→ Các hidrocacbon tương ứng: CH4; C3H8; C6H14
Bài 3: Viết các phương trình hóa học của các phản ứng sau:
a) Propan tác dụng với clo (theo tỉ lệ 1:1) khi chiếu sáng.
b) Tách một phân tử hidro từ phân tử propan.
c) Đốt cháy hexan
Giải bài 3:
b) CH3 – CH2– CH3 –tº,xt→ CH3-CH = CH2 + H2
c) C6H14 + 19/2O2 –tº→ 6CO2 + 7H2O
Bài 4: Các hidrocacbon no được dùng làm nhiên liệu do nguyên nhân nào sau đây?
A. Hiđrocacbon no có phản ứng thế .
B. Hiđrocacbon no có nhiều trong tự nhiên.
C. Hiđrocacbon no là chất nhẹ hơn nước.
D. Hiđrocacbon no cháy tỏa nhiều nhiệt và có nhiều trong tự nhiên
Đáp án đúng: D. Hiđrocacbon no cháy tỏa nhiều nhiệt và có nhiều trong tự nhiên
Bài 5: Hãy giải thích:
a) Tại sao không được để các bình chứa xăng, dầu (gồm các ankan)gần lửa, trong khi đó người ta có thể nấu chảy nhựa đường để làm giao thông.
b) Không dùng nước để dập các đám cháy xăng, dầu mà phải dùng cát hoặc bình chứa khí cacbonic.
Giải bài 5:
a) Xăng dầu gồm các ankan có mạch ngắn, dễ bay hơi, dễ bắt lửa. Nhựa đường gồm các ankan có mạch cacbon rất lớn, khó bay hơi, kém bắt lửa.
b) Vì nước không hòa tan xăng, dầu mà lại làm cho xăng dầu loang rộng nhanh hơn, làm cho đám cháy lan rộng
Bài 6: Công thức cấu tạo ứng với tên gọi nào sau đây?
A. Neopentan
B. 2-metylpentan
C. Isobutan
D. 1,1-đimetylbutan
Đáp án đúng: B.2-metylpentan
Bài 7. (Hóa 11 trang 116): Khi đốt cháy hoàn toàn 3,6g ankan X thu được 5,6 lít khí CO2 (đktc). Công thức phân tử của X là
A.C3H8
B. C5H10
C. C5H12
D. C4H10
Đáp án đúng C. C5H12