31/03/2021, 14:47

Bài soạn "Tình thái từ" số 6 - 6 Bài soạn "Tình thái từ" hay nhất

I. Chức năng của tình thái từ Trả lời ví dụ 1: 1. Trong các câu a, b, c nếu bỏ các từ in đậm thì ý nghĩa của câu đó sẽ thay đổi. a. Mẹ đi làm rồi à? (Câu nghi vấn) => mẹ đi làm rồi (Câu trần thuật). b. Con nín đi! (câu cầu khiến) =>Con nín (Câu trần thuật) c. Thương ...

I. Chức năng của tình thái từ

Trả lời ví dụ 1:

1. Trong các câu a, b, c nếu bỏ các từ in đậm thì ý nghĩa của câu đó sẽ thay đổi.

a. Mẹ đi làm rồi à? (Câu nghi vấn) => mẹ đi làm rồi (Câu trần thuật).

b. Con nín đi! (câu cầu khiến) =>Con nín (Câu trần thuật)

c. Thương thay …Khéo thay….(Câu cảm thán) => Thương cũng …khéo mang (không thành câu).

2. Ví dụ (d): Con chào cô ạ! => biểu thị sự lễ phép

=>Từ “ạ” được thêm vào trong câu để biểu thị sắc thái tình cảm của người nói.

Ghi nhớ: SGK


II. Sử dụng tình thái từ

Trả lời ví dụ:

a. Cùng lứa tuổi - mục đích nghi vấn

b. Khác nhau về thứ bậc tuổi tác - biểu hiện sự quan tâm, tình cảm yêu mến.

c. Cùng thứ bậc - mục đích đề nghị

d. Không cùng thứ bậc - mục đích đề nghị, thể hiện sự tôn trọng

Ghi nhớ: Khi nói, khi viết, cần chú ý sử dụng tình thái từ phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp (quan hệ tuổi tác, thứ bậc xã hội, tình cảm…)


Luyện tập

Câu 1: Trong các câu dưới đây, từ nào (trong các từ in đậm. là tình thái từ, từ nào không phải là tình thái từ. a. Em thích trường nào thì thi vào trường ấy./ b. Nhanh lên nào, anh em ơi !/ c. Làm như thế mới đúng chứ !/ d. Tôi đã khuyên bảo nó nhiều lần rồi chứ có phải không đâu./ e. Cứu tôi với !/ g. Nó đi chơi với bạn từ sáng./ h. Con cò đậu ở đằng kia./ i. Nó thích hát dân ca Nghệ Tĩnh kia.

Trả lời:

Những từ không phải là tình thái từ: a, d, g, h
Những từ là tình thái từ:
b. Câu cầu khiến

c. Câu nghi vấn

e. Câu cầu khiến

i. Biểu thị sắc thái tình cảm


Câu 2: Giải thích ý nghĩa của các từ tình thái in đậm trong những câu dưới đây: (SGK)

Trả lời:

a. “chứ”: nghi vấn

b. “chứ”: nhấn mạnh điều muốn khẳng định

c. “ư”: hỏi, thái độ phân vân

d. “nhỉ”: hỏi, thái độ thân mật

e. “nhé”: dặn dò, thân mật

g. “vậy”: miễn cưỡng, không hài lòng

h. “cơ mà”: Thuyết phục.


Câu 3: Đặt câu với tình thái từ: mà, đấy, chứ lị, thôi, cơ, vậy.

Trả lời:

Mẹ đây mà!
Cháu làm gì đấy?
Hay quá đi chứ lị!
Đi học thôi!
Chị phải cho em đi xem phim cơ!
Không được đi xem phim thì đi ngủ vậy.


Câu 4
: Đặt câu hỏi có dùng tình thái từ nghi vấn phù hợp với những quan hệ xã hội sau đây: Học sinh với thầy giáo cô giáo, Bạn nam và bạn nữ cùng lứa tuổi, Con với bố mẹ hoặc cô dì, bác chú

Trả lời:

Em xin phép thầy cho em vào lớp ạ!
Bạn có nhớ mang theo thước kẻ không đấy?
Bố cần pha trà phải không ạ?


Câu 5: Tìm một số tình thái từ trong tiếng địa phương mà em biết.

Trả lời:

Tôi là tôi yêu bạn lắm đó nghen! (nghen)
Chúng ta cùng đi chơi hè? (nhé)
Đừng để tôi phải bực mình nghe. (nha)
Răng mà mặn dữ ri ? (vậy)
Ở đây vui quá hén! (nhỉ)

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Trịnh Ngọc Trinh

226 chủ đề

43560 bài viết

0