31/03/2021, 15:20

Bài soạn "Tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự" số 3 - 6 Bài soạn "Tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự" lớp 6 hay nhất

Phần I: ĐỀ, TÌM HIỂU ĐỀ VÀ CÁCH LÀM BÀI VĂN TỰ SỰ Trả lời câu 1 (trang 47 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1): Đọc các đề văn sau và trả lời câu hỏi: (1) Kể một câu chuyện em thích bằng lời văn của mình. (2) Kể chuyện về một người bạn tôt. (3) Kỉ niệm ngày thơ ấu. (4) Ngày sinh nhật ...

Phần I: ĐỀ, TÌM HIỂU ĐỀ VÀ CÁCH LÀM BÀI VĂN TỰ SỰ

Trả lời câu 1 (trang 47 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

Đọc các đề văn sau và trả lời câu hỏi:

(1) Kể một câu chuyện em thích bằng lời văn của mình.

(2) Kể chuyện về một người bạn tôt.

(3) Kỉ niệm ngày thơ ấu.

(4) Ngày sinh nhật của em

(5) Quê em đối mới

(6) Em đã lớn rồi.

Câu hỏi:

a) Lời đề văn (1) nêu ra những yêu cầu gì? Những chữ nào trong đề cho em biết điều đó?

b) Các đề (3), (4), (5), (6) không có từ kể có phải là đề tự sự không?

c) Từ trọng tâm trong mỗi từ trên là từ nào, hãy gạch dưới và cho biết đề yêu cầu làm nôi bật điều gì?

d) Có đề tự sự nghiêng về kể người, có đề nghiêng về kể việc, có đề nghiêng về tường thuật lại sự việc. Trong các đề trên, đề nào nghiêng về kể việc, đề nào nghiêng về kể người, đề nào nghiêng về tường thuật?

Lời giải chi tiết:

a) Đề (1) nêu yêu cầu:

- Kể chuyện

- Câu chuyện em thích

- Bằng lời văn của em.

b) Các đề (3), (4), (5), (6) không có từ kể nhưng vẫn là đề tự sự vì vẫn yêu cầu có việc, có chuyện về những ngày thơ ấu, ngày sinh nhật, quê em đổi mới, em đã lớn.

c) Các đề trên yêu cầu làm nổi bật:

- Câu chuyện từng làm em thích thú

- Những lời nói, việc làm của bạn chứng tỏ bạn rất tốt.

- Một câu chuyện kỉ niệm khiến em không thể quên.

- Những sự việc và tâm trạng của em trong ngày sinh nhật.

- Sự đổi mới cụ thể của quê em

- Những biểu hiện về sự lớn lên của em.

d) - Các đề nghiêng về kể việc: 3, 4, 5.

- Các đề nghiêng về kể người: 2, 6.

- Các đề nghiêng về tường thuật: 3, 4, 5.


Trả lời câu 2 (trang 48 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

Cho đề văn: Kể một câu chuyện em thích bằng lời văn của em. Hãy tìm hiểu đề, lập ý và lập dàn bài theo các bước sau:

a) Tìm hiểu đề: Đề đã nêu ra những yêu cầu nào buộc em phải thực hiện?

Em hiểu yêu cầu ấy như thế nào?

b) Lập ý: Em sẽ chọn chuyện nào, em thích nhân vật nào, sự việc nào? Em chọn chuyện đó nhằm biểu hiện chủ đề nào?

c) Lập dàn ý: Em dự định mở đầu như thế nào, kể chuyện như thế nào và kết thúc ra sao?

d) Em hiểu như thế nào là viết bằng lời văn của em?

đ) Từ các câu hỏi trên, em có thể rút ra cách làm bài văn tự sự như thế nào?

Lời giải chi tiết:

a) Tìm hiểu đề:

- Yêu cầu kể lại một câu chuyện mà em thích.

- Kể bằng chính lời văn của mình. Nghĩa là không sao chép của người khác.

b) Lập ý: Chẳng hạn em chọn truyện Thánh Gióng. Truyện Thánh Gióng là biểu tượng rực rỡ của ý thức và sức mạnh bảo vệ đất nước, đồng thời là sự thể hiện quan niệm và ước mơ của nhân dân ta ngay từ buổi đầu lịch sử về người anh hùng cứu nước chông giặc ngoại xâm.

c) Lập dàn ý:

- Mở đầu nên giới thiệu nhân vật: "Đời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng có hai vợ chồng ông lão sinh được một đứa con trai, đã lên ba mà vẫn không biết đi, biết nói, biết cười. Một hôm có sứ giả của vua... ”

- Kể chuyện bằng các ý:

+ Thánh Gióng bảo vua cho làm ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt.

+ Thánh Gióng ăn khoẻ lớn nhanh.

+ Khi ngựa sắt và roi sắt, áo giáp sắt được đem đến, Thánh Gióng vươn vai lớn bổng thành người tráng sĩ, cưỡi ngựa, cầm roi ra trận.

+ Thánh Gióng xông trận giết giặc.

+ Roi gãy thì lấy tre làm vũ khí.

+ Thắng giặc, Gióng bỏ lại áo giáp, cưỡi ngựa bay về trời.

- Kết thúc: Vua nhớ công ơn, phong là Phù Đổng Thiên Vương và lập đền thờ ngay ở quê nhà.

d) Viết bằng lời văn của em là: suy nghĩ kĩ rồi viết ra bằng chính lời văn của mình, không sao chép của người khác, bất kể là ai.

đ) Cách làm bài văn tự sự:

- Tìm hiểu đề: Tìm hiểu kĩ lời văn của đề để nắm vững yêu cầu của đề bài.

- Lập ý: xác định nội dung sẽ viết theo yêu cầu của đề, cụ thể xác định: nhân vật, sự việc, diến biến, kết quả và ý nghĩa của câu chuyện.

- Lập dàn ý: sắp xếp việc gì kể trước, việc gì kể sau để người đọc theo dõi được câu chuyện và hiểu được ý định của người viết.

Viết bài theo bố cục ba phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài.


Phần II: LUYỆN TẬP

Dàn ý:

Mở bài: Giới thiệu câu chuyện mà em định kể (em đã đọc được câu chuyện đó ở đâu hay được nghe ai kể lại). Khẳng định đó là một câu chuyện rất hay, rất ý nghĩa và em rất thích câu chuyện đó.

Thân bài: Kể lại câu chuyện bằng lời văn của em

- Mở đầu câu chuyện (câu chuyện bắt đầu như thế nào, có thể giới thiệu nhân vật chính của câu chuyện ấy,...)

- Kể ra các sự việc chính của câu chuyện mà em đang kể

+ Sự việc thứ nhất

+ Sự việc thứ hai

+ Sự việc thứ ba

......

- Kết thúc câu chuyện (câu chuyện kết thúc ra sao, có thể nói thêm lý do vì sao em hài lòng với cách kết thúc ấy,...)

Kết bài: Nêu bài học sâu sắc mà câu chuyện đã để lại trong em.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Nguyễn Mỹ Hương

187 chủ đề

43907 bài viết

Có thể bạn quan tâm
0