Bài soạn "Tìm hiểu chung về văn miêu tả" số 4 - 6 Bài soạn "Tìm hiểu chung về văn miêu tả" lớp 6 hay nhất
A. Kiến thức trọng tâm 1. Tìm hiểu ví dụ Ví dụ 1: Tình huống 1: Trên đường đi học, em gặp một người khách hỏi thăm đường về nhà em. Đang phải đến trường, làm thế nào để khách nhận ra nhà em? =>Em phải miêu tả những đặc điểm tính chất nổi bật của con đường đến nhà, căn nhà ...
A. Kiến thức trọng tâm
1. Tìm hiểu ví dụ
Ví dụ 1:
Tình huống 1: Trên đường đi học, em gặp một người khách hỏi thăm đường về nhà em. Đang phải đến trường, làm thế nào để khách nhận ra nhà em?
=>Em phải miêu tả những đặc điểm tính chất nổi bật của con đường đến nhà, căn nhà để cho người khách có thể quan sát, hình dung được và tìm được nhà.
Tình huống 2: Em cùng mẹ đi đến cửa hàng quần áo, trước rất nhiều chiếc áo khác nhau, nhiều màu nhiều vẻ, treo tận trên cao, làm thế nào để người bán hàng lấy xuống được chiếc áo mà em định mua?
=>Em phải tả chiếc cáo cụ thể, những nét nổi bật phân biệt chiếc áo em định mua và những chiếc áo còn lại.
Tình huống 3: Một học sinh lớp 3 hỏi em: Lực sĩ là người như thế nào? Em phải làm gì để học sinh ấy hình dung ra được hình ảnh của một lực sĩ.
=>Em nên tả chân dung người lực sĩ, vì hình dáng bên ngoài của người lực sĩ vốn dĩ đã khác người bình thường.
Ví dụ 2:
- Hai đoạn văn miêu tả Dế Mèn và Dế Choắt rất sinh động, đó là:
Đoạn miêu tả Dế Mèn: “Bởi tôi ăn uống điều độ…….đưa cả hai chân lên vuốt râu”.
Đoạn miêu tả Dế Choắt: “Cái chàng Dế Choắt….như hang tôi”.
- Qua hai đoạn văn này, giúp chúng ta hình dung được đặc điểm nổi bật của hai chú dế:
Dế Mèn khỏe mạnh, cường tráng
Dế Choắt nhỏ bé, gầy gòm, ốm yếu.
- Những hình ảnh và chi tiết giúp em hình dung điều đó:
Dế Mèn: đôi càng mẫn móng, những cái vuốt cứng đầu và nhọn hoắt: đôi cánh chấm đuôi; cả người phủ màu nâu bóng mỡ; ngứa chân đá anh Gọng Vó…
Dế Choắt: người gầy gò, dài lêu nghêu; cánh ngắn hở cả lưng, sường; càng bè bè; mặt ngẩn ngẩn ngơ ngơ, chỉ đào được cái hang nông…
2. Kiến thức văn miêu tả:
Văn miêu ta là loại văn nhằm giúp cho người đọc, người nghe hình dung những đặc điểm, tính chất nổi bật của một sự vật, sự việc, con người, phong cảnh,…làm cho những cái đó tự hiện lên trước mắt người đọc, người nghe.
Sử dụng văn miêu tả khi: Cần tái hiện, giới thiệu về một đối tượng nào đó mà người khác chưa hình dung được.
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Câu 1: Trang 16 sgk Ngữ văn 6 – tập 2
Hãy đọc các đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: (SGK)
Mỗi đoạn trích miêu tả ở trên tái hiện lại điều gì? Em hãy chỉ ra những đặc điểm nổi bật của sự vật , con người và quang cảnh đã được miêu tả trong ba đoạn văn, thơ trên?
Bài làm:
Đoạn 1:
Tái hiện lại hình dáng Dế Mèn cường tráng, mạnh mẽ
Chi tiết nổi bật: càng mẫm bóng, vuốt nhọn hoắt, đạp phanh phách..
Đoạn 2:
Tái hiện lại hình ảnh chú bé liên lạc (Lượm) nhanh nhẹn, vui vẻ, hồn nhiên.
Chi tiết nổi bật: loắt chắt, xắc xinh xinh, chân thoăn thoắt, đầu nghênh nghênh, ca lô đội lệch, mồm huýt sáo,…
Đoạn 3:
Tái hiện lại hình ảnh một vùng bãi ven ao, hồ ngập nước sau mưa.
Chi tiết nổi bật: nước dâng trắng mênh mông, nước đầy, nước mới; cua cá tấp nập; nhiều loài chim kiếm mồi; tranh mồi cãi nhau om sòm…
Câu 2: Trang 17 sgk Ngữ văn 6 - tập 2
Đề luyện tập
a) Nếu phải viết một đoạn văn miêu tả cảnh mùa đông đến thì em sẽ nêu lên những đặc điểm nổi bật nào?
b) Khuôn mặt mẹ luôn hiện lên trong tâm trí em, nếu tả khuôn mặt của mẹ thì em chú ý tới đặc điểm nổi bật nào?
Bài làm:
- Nếu phải viết một đoạn văn miêu tả cảnh mùa đông đến thì em sẽ nêu lên những đặc điểm nổi bật như:
Bầu trời nhiều mây hơn
Thời tiết lạnh lẽo
Những cơn gió lạnh rít lên
Cây cối già cỗi, trơ trụi lá
Con người thích thú khoác lên mình những bộ đồ ấm
- Khuôn mặt mẹ luôn hiện lên trong tâm trí em, nếu tả khuôn mặt của mẹ thì em chú ý tới đặc điểm nổi bật:
Khuôn mặt hình trái xoan
Hai chiếc lúm đồng tiền xinh xắn
Chiếc răng khểnh rất duyên mỗi khi mẹ cười
Trên đôi mắt đã xuất hiện một vài nếp nhăn
Đôi lông mày dài và cong, sống mũi cao....