Bài soạn "Tiếng gà trưa" của Xuân Quỳnh số 2 - 6 Bài soạn "Tiếng gà trưa" của Xuân Quỳnh lớp 7 hay nhất
Trả lời câu 1 (trang 151 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1): Cảm hứng của tác giả trong bài thơ được khơi gợi từ tiếng gà buổi trưa, một âm thanh quen thuộc, bình dị mà tác giả nghe được trên đường hành quân. * Mạch cảm xúc trong bài thơ được diễn biến: Đi từ hiện tại – quá khứ - hiện ...
Trả lời câu 1 (trang 151 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Cảm hứng của tác giả trong bài thơ được khơi gợi từ tiếng gà buổi trưa, một âm thanh quen thuộc, bình dị mà tác giả nghe được trên đường hành quân.
* Mạch cảm xúc trong bài thơ được diễn biến:
Đi từ hiện tại – quá khứ - hiện tại.
Trả lời câu 2 (trang 151 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
* Những hình ảnh và kỉ niệm trong tuổi thơ đã được gợi lại từ tiếng gà trưa:
- Hình ảnh những con gà mái mơ, mái vàng bên những ổ trứng hồng.
- Kỉ niệm một lần tò mò xem gà đẻ bị bà mắng.
- Hình ảnh bà đầy lòng yêu thương, chắt chiu từng quả trứng để có tiền mua cho cháu bộ quần áo mới.
* Biểu hiện tình cảm: tâm hồn trong sáng, hồn nhiên của một đứa trẻ nhỏ và tình cảm yêu quý, trân trọng của người bà dành cho đứa cháu.
Trả lời câu 3 (trang 151 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Cảm nhận về hình ảnh người bà và tình cảm bà cháu:
* Hình ảnh người bà:
- Bà hiện lên với hình ảnh tần tảo, chắt chiu.
- Bà lo lắng, sợ cháu bị lang mặt nên đã mắng cháu khi cháu nhìn gà đẻ.
- Bà lo sợ khi mùa đông đến bởi có thể đàn gà của bà không chịu được rét, nó sẽ chết và bà không có tiền mua quần áo cho cháu.
* Tình cảm bà cháu: thật sâu nặng, thiêng liêng tha thiết, không dễ gì quên được. Chính vì vậy, người cháu đi xa vẫn luôn luôn nhớ về những kỉ niệm đẹp đó.
Trả lời câu 4 (trang 151 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
* Bài thơ làm theo thể 5 tiếng nhưng có những chỗ biến đổi khá linh hoạt.
- Thường mỗi khổ trong một bài ngũ ngôn có 4 câu nhưng khổ thứ nhất có đên 7 câu, các khổ khác có đến 5, 6 câu, chỉ có 3 khổ 4 câu.
- Cách gieo vần trong bài rất linh hoạt. Phần lớn là vần cách và có khi là không đúng vần nhưng âm điệu lại rất chuẩn.
⟹ Bài thơ rất hài hòa trong mạch cảm xúc của tác giả.
* Câu thơ “Tiếng gà trưa” được lặp lại nhiều lần trong bài ở mở đầu các khổ 2, 3, 4 và 7. Đây là một cách tạo điểm nhấn về cảm xúc. Chúng ta có thể thấy, sau mỗi tiếng gà trưa là một hình ảnh, kỉ niệm quen thuộc. Nó làm cho mạch cảm xúc của bài thơ được liền mạch, kỉ niệm và hình ảnh da diết và nồng nàn.
Luyện tập
Cảm nghĩ của em về tình bà cháu trong bà thơ này:
- Đây là một tình cảm thiêng liêng, đẹp đẽ của bà và cháu:
+, Bà là người hiền hậu và luôn nghĩ cho đứa cháu bé bỏng của mình.
+, Bà tần tảo chắt chiu từng quả trứng để có thể chọn được quả trứng tốt cho gà mái ấp.
+, Bà cũng đã có lúc mắng cháu nhưng là vì bà lo cháu bị lang mặt.
- Tình bà cháu đẹp đẽ, thiêng liêng ấy đã làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương, đất nước: tình yêu gia đình luôn gắn bó với máu thịt, với tình yêu quê hương, đất nước.
Bố cục
Bố cục: 3 đoạn
- Đoạn 1 (khổ 1): Tiếng gà khơi dậy kí ức tuổi thơ.
- Đoạn 2 (khổ 2 -> khổ 6): Những kỉ niệm thơ ấu và người bà.
- Đoạn 3 (khổ 7, 8): Những suy nghĩ, giấc mơ người lính.
Nội dung chính
Cảm nhận được vẻ đẹp trong sáng, đằm thắm của những kỷ niệm về tuổi thơ và tình cảm bà cháu trong Tiếng gà trưa.