Bài soạn tham khảo số 4 - 6 Bài soạn Một số thể loại văn học: Thơ, truyện (Ngữ Văn 11) hay nhất
Câu 1 (trang 136 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): + Thể là sự hiện thực hóa của loại lớn hơn thể, một loại bao gồm nhiều thể. VD: Loại tự sự gồm các thể: truyện, kí… Câu 2 (trang 136 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): - Đặc trưng thơ: + Thơ là tiếng nói bên trong tâm hồn người, cốt lõi ...
Câu 1 (trang 136 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):
+ Thể là sự hiện thực hóa của loại lớn hơn thể, một loại bao gồm nhiều thể.
VD: Loại tự sự gồm các thể: truyện, kí…
Câu 2 (trang 136 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):
- Đặc trưng thơ:
+ Thơ là tiếng nói bên trong tâm hồn người, cốt lõi của thơ là trữ tình
+ Ngôn ngữ thơ cô đọng, hàm súc, giàu hình ảnh, nhạc điệu.
- Các kiểu loại thơ:
+ Theo nội dung biểu hiện: thơ trữ tình, thơ tự sự, thơ trào phúng.
+ Theo cách tổ chức bài thơ: thơ cách luật, thơ tự do, thơ văn xuôi.
- Yêu cầu về đọc thơ:
+ Tìm hiểu về về nguồn gốc xuất xứ của bài thơ.
+ Đọc kĩ bài thơ, cảm nhận chi tiết, hình ảnh
=> Lí giải, đánh giá toàn bài
Câu 3 (trang 136 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):
- Đặc trưng của truyện:
+ Phản ánh đời sống trong tính khách quan: cốt truyện, sự việc, nhân vật
+Sử dụng nhiều hình thức ngôn ngữ khác nhau: ngôn ngữ kể, ngôn ngữ nhân vật, đối thoại, độc thoại.
- Các kiểu loại truyện:
+ VHDG: thần thoại, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện cười, truyện ngụ ngôn.
+ VHTĐ: truyện viết bằng chữ Hán, truyện thơ Nôm.
+ VHHĐ: truyện ngắn, truyện vừa, truyện dài.
- Yêu cầu về đọc truyện:
+ Tìm hiểu bối cảnh xã hội, hoàn cảnh sáng tác
+ Phân tích diễn biến cốt truyện.
+ Phân tích các nhân vật
+Tìm hiểu ý nghĩa tư tưởng
Luyện tập (trang 136 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):
Câu 1
- Nghệ thuật tả cảnh: khắc họa chân thực và sinh động và tinh tế cảnh thu của miền đồng bằng Bắc Bộ
- Nghệ thuật tả tình: Tả cảnh ngụ tình
+ Ngôn ngữ: giàu tính gọi hình gợi cảm, từ láy,…
Câu 2
Hai đứa trẻ - Thạch Lam:
+ Cốt truyện: cốt truyện tâm lí nhẹ nhàng
+ Nhân vật: những con người bình thường bé nhỏ
+ Lời kể: tự sự nhưng giàu chất trữ tình đượm buồn