Bài soạn tham khảo số 4 - 5 Bài soạn Tính chuẩn xác, hấp dẫn của văn bản thuyết minh (Ngữ Văn 10) hay nhất
Nội dung bài học - Văn bản thuyết minh cần chuẩn xác vì vậy những tri thức phải có tính khách quan khoa học, đáng tin cậy - Văn bản thuyết minh cần hấp dẫn để thu hút người đọc vì vậy cần sử dụng hình tượng sinh động nhiều so sánh cụ thể, câu văn biến hóa linh hoạt I. ...
Nội dung bài học
- Văn bản thuyết minh cần chuẩn xác vì vậy những tri thức phải có tính khách quan khoa học, đáng tin cậy
- Văn bản thuyết minh cần hấp dẫn để thu hút người đọc vì vậy cần sử dụng hình tượng sinh động nhiều so sánh cụ thể, câu văn biến hóa linh hoạt
I. Tính chuẩn xác trong văn bản thuyết minh
1. Tính chuẩn xác và một số biện pháp đảm bảo tính chuẩn xác của văn bản
2. Luyện tập
a. Viết như vậy không chuẩn xác vì
- Chương trình Ngữ văn 10 không phải chỉ có văn học dân gian.
- Chương trình Ngữ văn 10 về văn học dân gian không phải chỉ có ca dao, tục ngữ
- Chương trình Ngữ văn 10 không có câu đố.
b. Câu nêu ra trong SGK chưa chuẩn xác vì không phù hợp với ý nghĩa thực của những từ "thiên cổ hùng văn”: là áng hùng văn của nghìn đời chứ không phải áng hùng văn viết trước đây một nghìn năm.
c. Văn bản dẫn trong bài tập không thể dùng để thuyết minh về nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm vì nội dung không nói đến ông với tư cách nhà thơ
II. Tính hấp dẫn của văn bản thuyết minh
1. Tính hấp dẫn và một số biện pháp đảm bảo tính hấp dẫn của văn bản thuyết minh
2. Luyện tập
(1) Tác giả đã dùng các biện pháp
- Tác giả đã đưa ra hàng loạt những chi tiết cụ thể về bộ não của đứa trẻ ít chơi đùa, ít được tiếp xúc và bộ não của con chuột bị nhốt trong hộp rỗng..
- Luận điểm khái quát đã trở nên cụ thể, dễ hiểu, việc thuyết minh trở nên hấp dẫn, sinh động
(2) Tác dụng tạo hứng thú
- Tâm lý chung người tham quan muốn biết thêm về truyền thuyết, lịch sử thắng cảnh đó
- Kể về truyền thuyết khiến cho bài văn trở nên huyền bí, kì ảo
Hướng dẫn soạn bài
Đoạn văn thuyết minh của nhà văn Vũ Bằng hấp dẫn, sinh động vì:
- Sử dụng linh hoạt các kiểu câu: nghi vấn, cảm thán
- Dùng các thủ pháp: so sánh, liên tưởng
- Biểu lộ cảm xúc: “trông mà thèm quá”, “có ai lại đừng vào ăn cho được”...