Bài soạn tham khảo số 4 - 5 Bài soạn Thực hành phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ (Ngữ Văn 10) hay nhất
I - ẨN DỤ Câu 1. Đọc các bài ca dao (câu 1, SGK trang 135) và trả lời: a. Anh (chị) có nhận thấy trong câu câu dao trên những từ thuyền, bến, cây đa, con đò,.. không chỉ là thuyền, bến ,... mà con mang nội dung ý nghĩa hoàn toàn khác không? Nội dung ý nghĩa ấy là gì? b. ...
I - ẨN DỤ
Câu 1. Đọc các bài ca dao (câu 1, SGK trang 135) và trả lời:
a. Anh (chị) có nhận thấy trong câu câu dao trên những từ thuyền, bến, cây đa, con đò,.. không chỉ là thuyền, bến ,... mà con mang nội dung ý nghĩa hoàn toàn khác không? Nội dung ý nghĩa ấy là gì?
b. Thuyền bến (câu 1) và cây đã, bến cũ, con đò (câu 2) có gì khác nhau? Làm thế nào để hiểu được nội dung hàm ẩn trong hai câu đó?
Trả lời:
a. Nội dung ý nghĩa khác là:
- Các hình ảnh thuyền (con đò) - bến (cây đa) lần lượt tạo nên ý nghĩa tượng trưng cho hình ảnh người ra đi và người ở lại. Do đó:
+ Câu (1) trở thành lời thề ước, hứa hẹn, nhắn nhủ về sự thủy chung.
+ Câu (2) trở thành lời than tiếc vì thề xa "lỗi hẹn".
b.
- Các từ thuyền, bến ở câu (1) và cây đa bến cũ, con đò ở câu (2) có sự khác nhau nhưng chỉ là khác ở nội dung ý nghĩa hiện thực (chỉ sự vật).
- Xét về ý nghĩa biểu trưng, chúng là những liên tưởng giống nhau (đều mang ý nghĩa hàm ẩn chỉ người đi - kẻ ở). Để hiểu đúng ý nghĩa hàm ẩn này, thông thường chúng ta giải thích rằng: Các sự vật thuyền - bến - cây đa, bến cũ - con đò là những vật luôn gắn bó với nhau trong thực tế. Vì vậy chúng được dùng để chỉ "tình cảm gắn bó keo sơn" của con người. Bến, cây đa, bến cũ mang ý nghĩa hiện thực chỉ sự ổn định, vì thế nó giúp người ta liên tưởng tới hình ảnh người phụ nữ, tới sự chờ đợi, nhung nhớ, thủy chung. Ngược lại thuyền, con đò thường di chuyển không cố định nên được hiểu là người con trai, hiểu là sự ra đi. Có nắm được quy luật liên tưởng như vậy, chúng ta mới hiểu đúng ý nghĩa của các câu ca dao trên
Để hiểu được đúng nội dung hàm ẩn của hai câu ca dao trên, cần phải hiểu so sánh ngầm để tìm ra những điểm tương đồng giữa con người với các sự vật.
Câu 2. Tìm và phân tích phép ẩn du trong những đoạn trích (SGK, câu 2, trang 135, 136)
Trả lời:
a.
Hình ảnh ẩn dụ: lửa lựu (hoa lựa đỏ như lửa nên gọi là lửa lựu). Cách nói ấn dụ này đã miêu tả được cảnh sắc rực rỡ của cây lựu, đồng thời nói lên sức sống mãnh liệt của cảnh vật ngày hè.
b.
Biện pháp ẩn dụ được dùng là: thứ văn nghệ ngòn ngọt, sự phè phỡn thỏa thuê, cay đắng chất độc của bệnh tật, tình cảm gầy gò, cá nhân co rúm. Ý nói đến thứ văn nghệ mơ mộng, trốn tránh thực tế, hoặc không phản ánh đúng bản chất hiện thực (… thứ văn nghệ ngòn ngọt bày ra sự phè phỡn thỏa thuê hay cay đắng chất độc của bệnh tật), sự thể hiện tình cảm nghèn nàn, thiếu sáng tạo (tình cảm gầy gò) của những tác giả chỉ mãi đi theo lối mòn, không dám đổi mới (những cá nhân co rúm lại).
c.
"Giọt" âm thanh của tiếng chim chiền chiện, ý nói sức sống của mùa xuân.
d.
"Thác": những cản trở trên đường đi (ý nói những trở lực, khó khăn trên con đường cách mạng); "chiếc thuyền ta": con thuyền cách mạng. Ý cả câu: dẫu con đường cách mạng có nhiều khó khăn, gian khổ nhưng sự nghiệp cách mạng dân tộc vẫn luôn vững tiến.
e. “Phù du”: Một loại sâu bọ sống ở nước, có cuộc sống ngắn ngủi. Dùng hình ảnh con phù du để chỉ cuộc sống tạm bợ, trôi nổi, không có ích
- “Phù sa” hình ảnh nói về những gì có giá trị, làm cho dòng sông - cuộc đời trở nên màu mỡ. Đó là hình ảnh ẩn dụ để diễn đạt chặng đường thơ sau cách mạng của nhà thơ.
Tác dụng: Giúp cho việc thể hiện chặng đường thơ thêm sinh động.
Câu 3. Quan sát một vật gần gũi quen thuộc, liên tưởng đến một vật khác có điểm giống với vật đó và dùng câu văn có phép ẩn dụ.
Trả lời:
- Chao ôi, trông con sông, vui như thấy nắng giòn tan, sau ki mưa dầm, vui như nối lại chiêm bao đứt quãng (Nguyên Tuân).
- Đi chệch khỏi tính Đảng sẽ sa vào vũng bùn của chủ nghĩa cá nhân tư sản (Trường Chinh).
II - HOÁN DỤ
Câu 1. Đọc và trả lời các câu hỏi (mục 1, SGK trang 136, 137)
a. Dùng những cụm từ đầu xanh, má hòng, nhà thơ Nguyễn Du muốn nói điều gì và ám chỉ nhân vật nào trong Truyện Kiều? Cũng như vậy, dùng những cụm từ áo nâu, áo xanh, Tố Hữu muốn chỉ lớp người nào trong xã hội.
b. Làm thế nào để hiểu đúng một đối tượng khi nhà thơ thay đổi tên gọi của đối tượng đó?
Trả lời:
a. Dùng các cụm từ “đầu xanh”, “má hồng” nhà thơ Nguyễn Du muốn nói đến những người trẻ tuổi, những người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Đó là cách nói nhằm thay thế cho nhân vật Thuý Kiều.
- “Áo nâu” - hình ảnh những người nông dân lao động ở nông thôn, “áo xanh” là hình ảnh những người công nhân ở thành thị.
b. Để hiểu được đúng đổi tượng khi nhà thơ đã thay đổi tên gọi của đối tượng đó, cần phải dựa vào quan hệ gần nhau (tương cận) giữa hai sự vật hiện tượng.
Quan hệ gần nhau trong hai trường hợp trên là:
- Quan hệ giữa bộ phận với tổng thể, như đầu xanh, má hồng với cơ thể.
- Quan hệ giữa bên ngoài .với bên trong, trong áo nâu, áo xanh với người mặc áo.
Câu 2. Đọc câu thơ của Nguyễn Bính và trả lời các câu hỏi (mục 2 SGK trang 137)
a. Câu thơ trên có cả hoán dụ và ẩn dụ. Anh (chị) hãy phân biệt hai phép tu từ đó.
b. Cùng bày tỏ nỗi nhớ người yêu, nhưng câu thơ Thôn Đoài thì nhớ thôn Đông khác với câu Thuyền ơi có nhớ bến chăng ở điểm nào?
Trả lời:
a. Hai câu thơ có cả hai phép tu từ: ẩn dụ và hoán dụ.
- Hoán dụ là “thôn Đoài”, “thôn Đông”: dùng nói người thôn Đoài, thôn Đông (dùng thôn để nói người trong thôn: quan hệ giữa vật chứa và cái được chứa)
- Ẩn dụ là “cau” và “trầu không” dùng để nói tình cảm trai gái (vì cau trầu dùng vào việc cưới hỏi, nên trong ngữ cảnh, chúng có môi tương đồng với đôi trai gái).
b. Cùng với về nỗi nhớ người yêu, nhưng câu thơ trên khác với câu ca dao “Thuyền ơi có nhớ bến chăng”... ở chỗ: câu thơ Nguyễn Bính vừa có ẩn dụ, vừa có hoán dụ. Đồng thời, ẩn dụ trong câu thơ Nguyễn Bính kín đáo là “lấp lửng” hơn, phù hợp với việc diễn tả tình yêu chưa rõ rệt.
Câu 3. Quan sát sự vật, nhân vật quen thuộc, sử dụng phép tu từ ẩn dụ hoặc hoán dụ để viết một đoạn văn về sự vật, nhân vật đó.
Trả lời:
Ví dụ: Cơn bão số một đã đi qua, sóng đã yên, biển đã lặng. Nhưng cơn bão trong cuộc sống hằng ngày thì vẫn còn tiếp diễn. Đây là cảnh người mẹ mất con, vợ mất chồng gia đình tan nát... Những đôi mắt trẻ thơ ngơ ngác nhìn quanh...
- Sóng và biển: Hình ảnh được lấy làm hoán dụ để chỉ cuộc sống đã trở lại bình yên sau cơn bão.
- Cơn bão ẩn dụ chỉ sự tàn phá, mất mát, đau đớn hàng ngày
- Đôi mắt trẻ thơ ngơ ngác: Hoán dụ chỉ những đứa trẻ chưa đủ nhận thức thấy được mất mát, đau thương.