31/03/2021, 14:45

Bài soạn tham khảo số 4 - 5 Bài soạn Tấm Cám (Ngữ Văn 10) hay nhất

Câu 1 (trang 72 SGK Ngữ văn 10 tập 1) - Câu chuyện được diễn biến qua 2 chặng chính: + Chặng 1: Tấm ở với dì ghẻ. + Chặng 2: Tấm trở thành Hoàng hậu đến hết truyện. * Chặng 1: Tấm ở với dì ghẻ. + Cái yếm đỏ - mâu thuẫn quyền lợi vật chất. Tấm chăm chỉ, còn Cám lười ...

Câu 1 (trang 72 SGK Ngữ văn 10 tập 1)

- Câu chuyện được diễn biến qua 2 chặng chính:

+ Chặng 1: Tấm ở với dì ghẻ.

+ Chặng 2: Tấm trở thành Hoàng hậu đến hết truyện.

* Chặng 1: Tấm ở với dì ghẻ.

+ Cái yếm đỏ - mâu thuẫn quyền lợi vật chất.

Tấm chăm chỉ, còn Cám lười biếng, lừa chị để lấy giỏ tép về lĩnh dải yếm đỏ. Hành động của Cám chứng tỏ mâu thuẫn về quyền lợi vật chất giữa những người con trong gia đình – con của dì ghẻ luôn được chiều chuộng, thiên vị, được mẹ dành cho những của ngon, đồ tốt còn con riêng lại chịu cảnh làm lụng, vất vả nhưng không được hưởng quyền lợi.

+ Con bống- mâu thuẫn quyền lợi tinh thần.

Là người bạn duy nhất chia sẻ buồn vui với Tấm trong gia đình, nhưng lại bị mẹ con Cám giết thịt. Họ không muốn cho Tấm có một người bạn nào, không cho cô được hưởng một chút hạnh phúc, thú vui tinh thần nào.

+ Đi xem hội – mâu thuẫn quyền lợi tinh thần.

Nhà vua mở hội, đáng ra Tấm cũng được đi xem nhưng mụ dì ghẻ lại bày kế hành hạ, không cho Tấm đi. Những người dì ghẻ cay độc không bao giờ muốn cho con riêng của chồng được thảnh thơi, vui vẻ dù là một giây phút nhỏ nhoi.

+ Thử giày- mâu thuẫn cả về vật chất và tinh thần.

“Chuông khánh còn chả ăn ai, nữa là mảnh chĩnh vứt ngoài bờ tre”.

=> Tóm lại, chặng 1 phản ánh mâu thuẫn xoay quanh quyền lợi vật chất và tinh thần trong cuộc sống gia đình thường ngày.

* Chặng 2: Tấm trở thành Hoàng hậu đến hết truyện.

+ Cái chết của Tấm:

Tấm về giỗ cha, bị dì ghẻ âm mưu chặt cây ngã xuống ao mà chết với mục đích đưa Cám vào làm Hoàng hậu. Mâu thuẫn được đẩy lên cao trào khi nguy hại đến tính mạng của Tấm, mẹ con Cám quyết tranh giành quyền lực đến cùng.

+ Chim vàng anh:

Là con vật nhà vua quý mến nhưng bị Cám giết thịt. Họ quyết tâm không để lại mầm mống liên quan đến Tấm.

+ Cây xoan:

Là nơi vua yêu thích để hóng mát nhưng cũng bị chặt làm khung cửi.

+ Khung cửi:

Cất lên tiếng nói của Tấm về nỗi uất ức nhưng cũng bị Cám đem đốt ra tro.

=> Tóm lại, chặng 2 phản ánh mâu thuẫn cao hơn, đó là về quyền lợi xã hội.

=> Nhìn chung, ở tác phẩm này mâu thuẫn bao trùm là mâu thuẫn giữa cái thiện và cái ác trong xã hội.


Câu 2 (trang 72 SGK Ngữ văn 10 tập 1)

- Tấm có 4 lần biến hóa:

+ Lần 1: Chim Vàng Anh

Chim vàng anh là loài chim cao quý, có giọng hót hay có lẽ vậy mà Tấm đã hóa kiếp thành con chim để được quấn quýt bên vua. Cũng chính vàng anh đã hót mắng Cám để trút nỗi hận.

+ Lần 2: Hai cây xoan

Một lần nữa bị hãm hại, nhưng Tấm không từ bỏ, nàng hóa thân vào hai cây xoan xanh mát và lại chiều được ý vua.

+ Lần 3: Khung cửi

Lần biến hóa này là do Cám làm nên, chặt cây làm khung cửi nhưng Cám lại bị Tấm dọa cho một phen hú vía.

+ Lần 4: Qủa thị

Đây là lần hóa thân cuối cùng, mang lại cái kết có hậu cho cuộc đời Tấm. Đây cũng là chi tiết mang tính thẩm mĩ cao. Quả thị rất gần gũi với mỗi người dân Việt, hơn thế nó mang trong mình hương thơm dịu ngọt, mang lại cảm giác vô cùng dễ chịu. Tấm bước ra từ quả thị như một lời tuyên bố về sự trường tồn vĩnh cửu của cái thiện.

Bốn vật mà Tấm hóa thân đều là những vật bình dị, gần gũi quen thuộc với mỗi người dân Việt Nam. Ở đây có sự hóa thân từ xa tiến đến gần, từ bên ngoài vào bên trong, từ xa đến gần gũi với con người.

- Ý nghĩa của quá trình biến hóa:

+ Thể hiện sức sống, sự trỗi dậy mãnh liệt của Tấm cũng như của cái thiện trước cái ác.

+ Đó là sức mạnh, sự trường tồn vĩnh cửu của cái thiện trước cái ác.

+ Hạnh phúc chính là ở kiếp này chứ không phải ở một thế giới nào khác

+ Thể hiện quan niệm của nhân dân: "ở hiền gặp lành, ác gỉ ác báo"


Câu 3 (trang 72 SGK Ngữ văn 10 tập 1)

- Xét về góc độ đạo đức: Hành động của Tấm có phần trái với bản chất hiền lành, lương thiện. Tuy nhiên, đây là hành động trả thù xứng đáng cho những con người độc ác, vô nhân trong xã hội.

- Xét về vấn đề thể loại: Hành động trả thù của Tấm đã thể hiện đúng yêu cầu thể loại về truyện cổ tích.

- Kết thúc này cho thấy tinh thần đấu tranh mạnh mẽ của nhân dân, cái ác phải bị trừng trị, con người không chỉ biết yêu thương hay sống lương thiện mà còn phải biết căm hờn, biết diệt trừ cái xấu.

=> Đây là cái kết hợp lí, thỏa mãn ước mơ công lí của nhân dân: ở hiền gặp lành ác giả ác báo.


Câu 4 (trang 72 SGK Ngữ văn 10 tập 1)

Các lực lượng đối lập trong truyện:

- Trong gia đình:

+ Dì ghẻ >< con chồng

+ Con chung >< con riêng

- Ngoài xã hội:

+ Người thiện >< kẻ ác

- Bản chất của mâu thuẫn và xung đột:

+ Mâu thuẫn gia đình: nguyên nhân là do vấn đề thừa kế gia sản, những quyền lợi vật chất của các thành viên gia đình.

+ Mâu thuẫn xã hội: nguyên nhân do xung đột giữa các lực lượng đối lập trong xã hội nhằm khẳng định quyền lợi và địa vị mới.

+ Mâu thuẫn giữa thiện và ác


Luyện tập

Câu hỏi (trang 72 SGK Ngữ văn 10 tập 1)

* Các đặc trưng của truyện cổ tích thần kì:

+ Có các yếu tố thần kì (tiên, Bụt, sự biến hóa thần kì, những vật có phép màu,...).

+ Kết cấu: Nạn nhân phải trải qua nhiều hoạn nạn nhưng cuối cùng cũng tìm được hạnh phúc, sự công bằng.

+ Kiểu nhân vật chức năng:các nhân vật trong truyện không có nội tâm hay diễn biến tâm lí sâu sắc. Nhân vật không có ính cách riêng.

+ Kết thúc có hậu thể hiện quan niệm của nhân dân.

* Phân tích:

- Các yếu tố thần kì trong truyện “Tấm Cám”:

+ Bụt – chính là Phật, có phép lực vô biên, hiền từ..

+ Tấm – sự biến hóa thần kì thông qua những lần bị giết

+ Con gà: biết nói, biết bới xương cho Tấm.

+ Chim sẻ: biết nhặt riêng thóc và gạo.

+ Xương bống: biến thành quần áo đẹp, đôi giày và con ngựa đẹp.

+ Chim vàng anh: do Tấm hóa thân, biết hót lời đe dọa Cám, biết làm vui lòng vua.

+ Hai cây xoan : biết vươn mình che mát cho vua.

+ Khung cửi: biết chửi rủa Cám.

+ Quả thị: bên trong là một cô Tấm, hằng ngày chui ra chui vào.

=> Các yếu tố thần kì trên thường được xuất hiện trong truyện cổ tích, mang những phép lạ; ẩn chứa bên trong sức mạnh phi thường có thể giúp đỡ những người nghèo khổ, đồng thời làm cho câu chuyện cổ tích trở nên li kì, hấp dẫn người đọc hơn.

- Kết cấu :

+ Tấm phải trải quan hoạn nạn từ khi ở chung với dì ghẻ đến khi trở thành Hoàng hậu.

+ Khi ở với dì ghẻ thì bị bắt làm lụng vất vả, chịu lời cay nghiệt, thua thiệt so với Cám.

+ Khi trở thành Hoàng hậu lại bị giết hại vô cùng tàn độc, phải trải qua 4 lần biến hóa để có thể tồn tại.

+ Nhưng đến cuối cùng lẽ phải, cái tốt cũng chiến thắng. Cái kết thể hiện được ước mơ cháy bỏng của nhân dân lao động về hạnh phúc gia đình, về lẽ công bằng xã hội.


Tóm tắt

Tấm và Cám là hai chị em cùng cha khác mẹ. Tấm hiền lành, chăm chỉ, tốt bụng. Cám thì lười biếng, được cưng chiều. Vì bố mất sớm nên Tấm phải ở cùng với người gì ghẻ và người em cùng cha khác mẹ là Cám. Tấm luôn bị mẹ con Cám đối xử bất công và cực nhọc. Một lần Tấm và Cám đi bắt tép, ai bắt được nhiều tép hơn sẽ được thưởng. Cám lừa Tấm lên bờ rồi chút hết tép trong giỏ của Tấm vào giỏ mình. Trong giỏ của Tấm chỉ còn lại một con cá bống. Tấm khóc nức nở và được Bụt hiện lên giúp đỡ. Nhờ sự giúp đỡ của Bụt, Tấm có người bạn để tâm sự là cá bống, có quần áo mặc đi chơi hội, được bầy chim sẽ giúp đỡ. Đến ngày hội làng, khi đi xem hội Tấm lỡ đánh rơi một chiếc giày và được nhà vua nhặt được. Vua truyền lệnh: hễ ai ướm giày vừa chân thì vua sẽ lấy làm hoàng hậu. Tấm đi vừa chiếc giày và trở thành hoàng hậu. Thấy vậy, mẹ con Cám ghen tị. Một lần Tấm về giỗ cha, nàng trèo lên hái cau thì mẹ con Cám chặt cây cau và hại chết Tấm. Sau lần ấy, Cám vào cung tiến cung. Tấm nhiều lần hóa thân biến thành con chim vàng anh, cây xoan đào, khung cửi, và cuối cùng là trong quả thị để trở thành con gái của bà cụ. Nhờ miếng trầu têm mà vua nhận ra Tấm. Nàng trở lại làm hoàng hậu. Mẹ con Cám chết.


Bố cục

Bố cục ( 3 phần )

- Phần 1 (từ đầu ... "việc nặng"): giới thiệu các nhân vật

- Phần 2 (tiếp ... "bà ngồi bán hàng"): sự hóa thân và đấu tranh của Tấm

- Phần 3 (còn lại): Tấm được trở về đoàn tụ với vua


ND chính

Truyện cổ tích Tấm Cám phản ánh những xung đột xã hội sâu sắc, đồng thời, thể hiện khát vọng cháy bỏng của nhân dân lao động về một xã hội công bằng, hạnh phúc.

Hình minh họa
Hình minh họa

Hồng Quyên

225 chủ đề

2179 bài viết

0