Bài soạn tham khảo số 3 - 5 Bài soạn Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận (Ngữ Văn 11) hay nhất
I. Luyện tập trên lớp 1. Các thao tác lập luận đã học là chứng minh, giải thích, phân tích, so sánh, bác bỏ và bình luận. Đặc trưng cơ bản: - Chứng minh là dùng dẫn chứng để làm cho người ta tin. - Giải thích là dùng lí lẽ để làm cho người ta biết. - Phân tích là tách ...
I. Luyện tập trên lớp
1. Các thao tác lập luận đã học là chứng minh, giải thích, phân tích, so sánh, bác bỏ và bình luận.
Đặc trưng cơ bản:
- Chứng minh là dùng dẫn chứng để làm cho người ta tin.
- Giải thích là dùng lí lẽ để làm cho người ta biết.
- Phân tích là tách nhỏ thành nhiều bộ phận, chi tiết để làm cho người ta hiểu biết một cách cặn kẽ, thấu đáo.
- So sánh là làm cho người ta nhận rõ giá trị của sự vật, hiện tượng, tư tưởng bằng cách đối chiếu với một sự vật, hiện tượng, tư tưởng khác.
- Bác bỏ là nhằm phủ nhận.
- Bình luận là thuyết phục người khác nghe theo sự đánh giá và bàn bạc của người viết, người nói.
2. Trong đoạn trích, tác giả đã sử dụng thao tác chứng minh là chủ yếu. Bằng thực tế lịch sử hơn 80 năm đô hộ nước ta, tác giả chứng minh bọn thực dân Pháp đã phản bội chà đạp lên bằng những thành tựu về tư tưởng và văn minh nhân loại: độc lập, tự do, bình đẳng.
3. Viết bài văn nghị luận bày tỏ ý kiến về một vấn đề đang đặt ra theo đời sống văn hóa – tinh thần của con người với yêu cầu phải vận dụng tổng hợp ít nhất ba thao tác lập luận khác nhau.
II. Luyện tập ở nhà
1. Các bài văn Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn), Chiếu dời đô (Lý Công Uẩn), Bàn về phép học (Nguyễn Thiếp)... Có sử dụng kết hợp thành công nhiều tao tác lập luận khác nhau.
2. Học sinh vận dụng các thao tác lập luận khác nhau để trình bày quan điểm ý kiến của mình về các đề tài trong sgk.