Bài soạn tham khảo số 3 - 5 Bài soạn Đôn-xtôi-ép-xki (Ngữ Văn 12) hay nhất
I. Tác giả & tác phẩm 1. Tác giả Xte - phan - Xvai - gơ (1881- 1942): nhà văn Áo gốc Do Thái, trưởng thành trong môi trường tri thức của Viên - một trung tâm văn hóa nghệ thuật thời trước Chiến Tranh thế giới thứ hai. Ông từng làm thơ, viết kịch, truyện. Đặc biệt, những tiểu ...
I. Tác giả & tác phẩm
1. Tác giả
Xte - phan - Xvai - gơ (1881- 1942): nhà văn Áo gốc Do Thái, trưởng thành trong môi trường tri thức của Viên - một trung tâm văn hóa nghệ thuật thời trước Chiến Tranh thế giới thứ hai. Ông từng làm thơ, viết kịch, truyện. Đặc biệt, những tiểu luận và chân dung văn học của ông đã được biết tới rộng rãi ở Châu Âu và thế giới.
2. Tác phẩm
Tiểu thuyết của Đô - xtôi - ép - xki là huyền thoại về nhân loại mới, thoát ra tự đáy tâm hồn Nga.
Tác phẩm được viết theo thể loại chân dung văn học hay còn gọi là tiểu sử, truyện danh nhân.
II. Hướng dẫn soạn bài
Câu 1 (trang 65 sgk Ngữ Văn 12 Tập 1):
* Số phận nghiệt ngã
- Trước cửa tò vò của ngân hàng, ông đang chờ ngày lại ngày.
- Là người khách chuyên cần của hiệu cầm đồ.
- Làm việc suốt đêm trong cơn đau đẻ của vợ
- Sống giữa giống người chấy rận
- Bệnh tật...
→ Những yếu tố biểu hiện đẩy nhân vật vào chỗ tận cùng của nghiệt ngã đầy bi kịch.
* Tính cách mâu thuẫn
- Tình cảm mãnh liệt trong cơ thể của con bệnh thần kinh.
- Phải tìm đến những cơ hội thấp hèn để cho tròn khát cao cả.
- Số phận vùi đắp thiên tài nhưng thiên tài tự cứu vãn bằng lao động và tự đốt cháy trong lao động.
- Chịu hàng thế kỉ dằn vặt để chắt lọc nên những vinh quang cho Tổ quốc, dân tộc mình.
→ Nơi tận cùng của bế tắc, Đô - xtôi - ép - xki đã tỏa sáng vinh quang cho vinh quang của Tổ quốc và dân tộc.
Câu 2 (trang 65 sgk Ngữ Văn 12 Tập 1):
Hiệu quả của lối cấu trúc những hình ảnh trái ngược khi thể hiện chân dung của Đô - xtôi - ép - xki được thể hiện:
- Trong câu: “Nước Nga tiếng gọi vĩnh cửu của niềm vọng, lao động là sự giải thoát và là nỗi thống khổ của ông”.
- Trong từng đoạn: sự dằn vặt của cuộc sống hàng ngày với những tác phẩm đồ sộ,...
Những chi tiết hèn mọn đời thường – những hình ảnh cao cả khác thường của khát khao sáng tạo thiên tài.
Câu 3 (trang 65 sgk Ngữ Văn 12 Tập 1):
Hiệu quả của các hình ảnh so sánh, biện pháp ẩn dụ: Tác phẩm... là rượu ngọt đếm cả ngày như trước đây đếm cái cọc của trại giam – quả đã được cứu thoát vỏ khô rụng xuống.
→ Tác dụng: Đây đều là những hình ảnh ẩn dụ, so sánh thuộc lĩnh vực tôn giáo. Mục đích muốn nâng lên thành hình ảnh vị thánh, một con người siêu phàm.
Câu 4 (trang 65 sgk Ngữ Văn 12 Tập 1):
Việc Xvai – cơ luôn gắn Đô - xtôi - ép - xki với bối cảnh thời sự chính trị và văn chương có tác dụng:
- Một nhà văn vĩ đại không thể tồn tại riêng lẻ mà phải đặt trong quan hệ gắn bó với bối cảnh của dân tộc, đất nước.
→ Biện pháp tô đậm chân dung nhân vật: gắn hình tượng con người trên khung cảnh rộng lớn.
- Thiên tài có thể bị đè nén bởi số phận, nhưng cũng có thể tác động trở lai xã hội.