31/03/2021, 14:45

Bài soạn tham khảo số 2 - 6 Bài soạn Đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết (Ngữ Văn 10) hay nhất

Câu 1 (trang 88 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1): - Sử dụng một hệ thống các thuật ngữ của ngành ngôn ngữ học: vốn chữ, từ vựng, ngữ pháp, phong cách, thể văn,… - Ba ý lớn được tách thành ba dòng để trình bày luận điểm một cách rõ ràng, mạch lạc. - Dùng các từ chỉ thứ tự: một là, hai ...

Câu 1 (trang 88 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1):

- Sử dụng một hệ thống các thuật ngữ của ngành ngôn ngữ học: vốn chữ, từ vựng, ngữ pháp, phong cách, thể văn,…

- Ba ý lớn được tách thành ba dòng để trình bày luận điểm một cách rõ ràng, mạch lạc.

- Dùng các từ chỉ thứ tự: một là, hai là, ba là… để đánh dấu luận điểm và thứ tự trình bày.

- Có phần giải thích rõ ràng (nằm trong ngoặc) thể hiện rõ dụng ý của người viết về việc lựa chọn và thay thế các từ là thuật ngữ.


Câu 2 (trang 88 - 89 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1):

Đặc điểm ngôn ngữ nói trong đoạn trích:

- Sử dụng nhiều từ ngữ thường gặp trong lời ăn tiếng nói hằng ngày: mấy, có khối, nói khoác, sợ gì, đằng ấy, cười tít,…

- Miêu tả nhiều cử chỉ, điệu bộ (kèm theo lời nói): đẩy vai, cười (nắc nẻ), cong cớn, ngoái cổ, ton ton chạy,…

- Các từ hô gọi: kìa, này, nhà tôi ơi, đằng ấy,…

- Các từ tình thái: có khối…đấy, đấy, sợ gì,…

- Các nhân vật tham gia đối thoại trực tiếp nên liên tục thay phiên đổi vai cho nhau.


Câu 3 (trang 89 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1):

a. Cần bỏ từ “trong” (để câu có chủ ngữ) và từ “thì”; thay từ “hết ý” bằng từ “rất” hoặc “vô cùng”.

b. Thay từ “vống lên” bằng “quá”, thay “vô tội vạ” bằng “vô căn cứ”.

c. Bỏ từ “sất”; thay từ “thì” (từ thứ 2) bằng từ “đến”. Tuy nhiên, câu này còn tối nghĩa.

Hình minh họa
Hình minh họa

nhi nguyen

238 chủ đề

2591 bài viết

0