31/03/2021, 14:45

Bài soạn tham khảo số 2 - 5 Bài soạn Thao tác lập luận bình luận (Ngữ Văn 11) hay nhất

I. Mục đích, yêu cầu của thao tác lập luận bình luận Câu 1 (trang 71 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2): - Bình luận là đánh giá (xác định phải trái, đúng sai, hay dở) và bàn bạc (trao đổi ý kiến). Câu 2 (trang 71 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2): Tìm hiểu về cách lập luận bình luận trong đoạn ...

I. Mục đích, yêu cầu của thao tác lập luận bình luận

Câu 1 (trang 71 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):

- Bình luận là đánh giá (xác định phải trái, đúng sai, hay dở) và bàn bạc (trao đổi ý kiến).

Câu 2 (trang 71 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):

Tìm hiểu về cách lập luận bình luận trong đoạn trích Xin lập khoa luật của Nguyễn Trường Tộ:

a. Phân tích ngữ liệu ″Xin lập khoa luật″ của Nguyễn Trường Tộ (Ngữ văn 11, tập 1)

- Tác giả đã nêu ra vấn đề đúng, sai của đời sống và bàn bạc rất sâu. Theo đó vua chúa thống trị đất nước đều phải dựa vào luật, và thực hiện theo luật.

- Nhằm mục đích thuyết phục triều đình cho mở khoa luật.

b. Nguyễn Trường Tộ đề nghị lập khoa luật: mang tính chất bình luận.

c. Đoạn trích Xin lập khoa luật của Nguyễn Trường Tộ là một đoạn lập luận bình luận

- Vì nó thể hiện rõ tính chất đề xuất vấn đề đồng thời nhận xét đánh giá giúp người đọc, người nghe hiểu, tán đồng với đề xuất của tác giả.

Câu 3 (trang 71 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):

Vì :

- Như vậy mới nắm vững được cách tổ chức luận cứ, luận điểm ⇒đạt tới mục đích đặt ra.

- Để vận dụng trong quá trình trình bày ⇒ tạo sự lôi cuốn, thuyết phục.

Câu 4 (trang 71 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):

- Con người cần thiết bình luận, dám bình luận: để thể hiện chính kiến, quan điểm của mình và thuyết phục được người nghe về những vấn đề đó.

- Phải nắm kĩ năng bình luận ⇒ bình luận hấp dẫn, lôi cuốn, thuyết phục khách quan.


II. Cách bình luận

Một bài bình luận thường có các bước sau:

- Bước 1: Nêu vấn đề cần bình luận.

- Bước 2: Đánh giá vấn đề cần bình luận

- Bước 3: Bàn về vấn đề cần bình luận.


Luyện tập

Câu 1 (trang 73 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):

- Bình luận không phải là giải thích, chứng minh hay kết hợp giải thích với chứng minh. Vì:

+ Mục đích 3 kiểu bài này khác nhau

+ Bản chất của bình luận là tranh luận về vần đề mà tất cả người tham gia bình luận đều đã biết và đều có ý kiến riêng về vấn đề đó.


Câu 2 (trang 73 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):

Đoạn trích có dùng thao tác bình luận, vì có nêu ra:

∗ Vấn đề bình luận: nguyên nhân và hậu quả của tai nạn gian thông.

∗ Giải quyết vấn đề:

- Dùng lí lẽ:

+ ″Thần chết đã … đường phố″

+ ″Những kẻ … giao thông”

+ ″Những kẻ đầu …. khoái cảm″.

- Chỉ ra nguyên nhân:

+ Hạn chế khách quan.

+ Hạn chế chủ quan: ý thức tham gia giao thông còn non kém.

- Dẫn chứng:

+ ″Theo thống kê của UNICEF…. Xe máy″

+ Họ là lực lượng lao động lớn của đất nước. Lực lượng ấy phải gánh lấy trách nhiệm công dân và gia đình.

- Chỉ ra tác hại: gây ra sự tổn thương quá lớn cho lực lượng lao động của đất nước.

- Kêu gọi mọi người có ý thức tham gia giao thông và hình thành một chương trình truyền thông về an toàn giao thông.

* Tác giả đã đưa ra lời bàn luận:

- Vấn đề an toàn giao thông là hạnh phúc, là cơ hội gặt hái thành công để hội nhập, là thể hiện thái độ mến khách...

- Câu bình luận logic, chặt chẽ; cách nêu dẫn chứng thuyết phục cho lập luận của mình.


Câu 3 (trang 74 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):

Bài ″xin lập khoa luật″ chúng ta còn có thể bình luận thêm

- Nêu vai trò của pháp luật đối với xã hội ta hiện nay.

+ Làm cho mọi người hiểu biết và chấp hành pháp luật

+ Để xây dựng xã hội thực sự văn minh, công bằng.

+ Giáo dục pháp luật cho học sinh nói riêng và mọi công dân nói chung.

Hình minh họa
Hình minh họa

TRAN THI THU TRANG trang

208 chủ đề

2330 bài viết

0