Bài soạn "Nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)" số 6 - 6 Bài soạn "Nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)" lớp 9 hay nhất
I. Tìm hiểu bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) Giải câu hỏi (Trang 61 SGK ngữ văn 9 tập 2) Đọc văn bản trong SGK và trả lời câu hỏi. a) Vấn đề nghị luận của văn bản này là gì? Hãy đặt một nhan đề thích hợp cho văn bản. b) Vấn đề nghị luận được người viết triển ...
I. Tìm hiểu bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)
Giải câu hỏi (Trang 61 SGK ngữ văn 9 tập 2)
Đọc văn bản trong SGK và trả lời câu hỏi.
a) Vấn đề nghị luận của văn bản này là gì? Hãy đặt một nhan đề thích hợp cho văn bản.
b) Vấn đề nghị luận được người viết triển khai qua những luận điểm nào? Tìm những câu nêu lên hoặc cô đúc luận điểm của văn bản.
c) Để khẳng định các luận điểm, người viết đã lập luận (dẫn dắt, phân tích, chứng minh) như thế nào? Nhận xét về những luận cứ được người viết đưa ra để làm sáng tỏ cho từng luận điểm. (Gợi ý: Những luận cứ đó được lấy ở đâu, gồm những điều gì?)
Trả lời:
a) Văn bản nghị luận về vẻ đẹp của nhân vật anh thanh niên làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long.
Có thể đặt tên cho văn bản là: Con người của Sa Pa lặng lẽ hoặc Sức sống Sa Pa…
b) Các luận điểm:
– Tấm lòng yêu đời, tinh thần trách nhiệm cao với công việc
– Lòng hiếu khách và sự chu đáo với mọi người
– Sự khiêm tốn
c) Cách dẫn dắt từng luận điểm: Nêu luận điểm (thể hiện ở các câu chủ đề đầu đoạn)
– phân tích, chứng minh các luận điểm
– Khái quát chung, nâng cao vấn đề.
II. Luyện tập
Giải câu hỏi – Luyện tập (Trang 63 SGK ngữ văn 9 tập 2)
Đọc đoạn văn sau rồi trả lời câu hỏi: Vấn đề nghị luận của đoạn văn là gì? Đoạn văn nêu lên những ý kiến chính nào? Các ý kiến ấy giúp ta hiểu thêm gì về nhân vật lão Hạc?
Trả lời:
– Đoạn văn nghị luận: cái chết của nhân vật lão Hạc, qua đó thấy được vẻ đẹp nhân cách của nhân vật này trong truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao.
– Các ý chính của đoạn văn:
+ Lão Hạc phải lựa chọn giữa sống và chết;
+ Lão Hạc đã chọn cái chết trong còn hơn sống khổ, sống nhục.
+ Cái chết của lão là gieo mầm cho cái sống.
– Đoạn văn giúp ta hiểu thêm về nhân vật lão Hạc:
+ Đó là sự hi sinh cao cả
+ Đó là nỗi đau thân phận của con người