31/03/2021, 14:52

Bài soạn "Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự" số 5 - 6 Bài soạn "Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự" hay nhất

Câu 1: Nỗi khốn cùng và vẻ đẹp nhân cách của Lão Hạc. Để tóm tắt truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao, một bạn học sinh nêu lên những sự việc và nhân vật quan trọng, sắp xếp cho đúng thứ tự diễn trong văn bản. Thứ tự: b -> a -> d -> c -> g -> e -> I -> g -> h ...

Câu 1: Nỗi khốn cùng và vẻ đẹp nhân cách của Lão Hạc.

Để tóm tắt truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao, một bạn học sinh nêu lên những sự việc và nhân vật quan trọng, sắp xếp cho đúng thứ tự diễn trong văn bản.

Thứ tự: b -> a -> d -> c -> g -> e -> I -> g -> h -> k.

Bài văn hay bạn nên xem: Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức


a. Nỗi khốn cùng của lão Hạc.

– Nghèo đến mức không lo đủ tiền cưới vợ cho con, con trai phẫn chí bỏ đi kiếm tiền. Trong tác phẩm, người con trai lão Hạc chỉ được nhắc đến chứ không xuất hiện trực diện. Song sự “thấp thoáng” của nhân vật này cũng đủ cho ta hình dung về một số phận: nghèo đến mức không cưới được vợ. Phẫn chí ra đi, nhưng nơi đến lại là đồn điền cao su. Ngày đi thì có còn ngày về thì khó lòng nói trước được là có hay không. Cao su đi dễ khó về!

– Thu vén được chút tiền hoa lợi vườn nhà để dành cho con, nào ngờ qua một trận ốm, tiền lão Hạc dành dụm, chắt chiu hết sạch. Lão trở về với “số không” lúc đầu.

– Vắng con, lão Hạc chỉ còn “cậu Vàng” để đỡ cô đơn. Nhưng cậu Vàng làm lão”tốn kém” quá. Lão đành phải bán “cậu Vàng” đi.

– Không làm ra tiền, lại rơi vào tình cảnh “tiêu một xu cũng là tiêu vào tiền của cháu”, lão Hạc quyết định của ăn khoai, hết khoai ăn củ chuối, rồi ăn sung luộc, rau má, củ ráy… nghĩa là vơ được thứ gì, lão dùng thứ ấy.

– Quyết định cuối cùng: tự tự. Sự khốn quẫn đã đến mức cao độ, không còn đường sống, lão Hạc đành chọn cái chết đau đớn và thê thảm.


b. Vẻ đẹp nhân cách của lão Hạc.

– Có vẻ ngoài lẩm cẩm, gàn dở và cô độc nhưng thực chất lão Hạc có một nhân cách cao đẹp. Lão nhân hậu ngay với con chó. Vắng con, cậu Vàng đã giúp lão bớt cô đơn. Vui buồn của cậu Vàng cũng là vui buồn của lão. Lão yêu con. Vợ mất sớm, lão dồn tình thương nuôi con khôn lớn. Lão giữ mảnh vườn cũng vì con. Lão tìm đến cái chết cũng vì con (khi chết lão vẫn còn tiền). Đây thực sự là một hi sinh vô cùng to lớn.

Là một người tự trọng, lão chuẩn bị tiền cho cái chết của mình. Lão không muốn phiền lụy đến ai.


Câu 2:

Sự việc tiêu biểu:
Bà lão hàng xóm cho bát gạo nấu cháo, cháo chín chị Dậu múc ra cho nguội.
Chị Dậu bưng cháo đến cho anh Dậu chưa kịp ăn cai lệ ập tới.
Chị hạ mình van xin nhưng bọn chúng vẫn sấn vào trói anh Dậu.
Cai lệ mắng và đánh chị Dậu.
Chị Dậu vùng lên chống trả quyết liệt thà ngồi tù chứ không để chúng nó làm tình làm tội mãi được.
Tóm tắt đoạn trích Tức nước vỡ bờ

Gia đình chị Dậu đã dứt ruột bán đứa con và cả đàn chó để đủ tiền nộp sưu cho anh Dậu. Nhưng cai lệ thông báo cần đóng thuế cho người em chú đã chết từ năm ngoái của anh Dậu. Vì không còn gì để bán, anh Dậu đang ốm cũng bị bọn tay sai lôi ra đình, đánh cho dở sống dở chết. Được bà hàng xóm cho bát gạo nấu cháo, cháo chín chị Dậu múc ra cho nguội.Chị Dậu bưng cháo đến cho anh Dậu chưa kịp thì cai lệ và người nhà lí trưởng ập đến. Mặc dầu chị Dậu hết lời van xin, cai lệ vẫn toan hành hạ anh Dậu. Chị Dậu xông vào đỡ tay, bị cai lệ đánh, và chị đã túm cổ đẩy tên này ngã chổng quèo. Người nhà lí trưởng sấn sổ giơ gậy định đánh thì bị chị Dậu túm tóc lẳng cho một cái ngã nhào ra thềm. Chị Dậu vùng lên chống trả quyết liệt thà ngồi tù chứ không để chúng nó làm tình làm tội mãi được.


Câu 3:

Hai văn bản Tôi di học của Thanh Tịnh và Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng rất khó tóm tắt bởi vì đây là những tác phẩm thiên về miêu tả diễn biến tâm trạng, không xây dựng cốt truyện và các sự kiện. Hai văn bản trên tập trung diễn tả những suy nghĩ, cảm xúc, nội tâm của nhân vật, hơn nữa, trình tự sự việc lại không diễn tả theo trình tự khách quan mà theo mạch hồi ức hay tâm trạng của nhân vật, do đó, đúng là hai văn bản trên rất khó tóm tắt. Tuy nhiên vẫn có thể tóm tắt 2 văn bản này như sau:

Tác phẩm Tôi đi học được kể lạ theo dòng hồi tưởng của nhân vật Tôi về ngày đầu tiên đến trường. Đó là một buổi sáng mùa thu, lá rụng nhiều, tiết trời se lạnh. Trong khoảnh khắc vui sướng pha lẫn hồi hộp, chú bé có những ý nghĩ thật non nớt và ngây thơ: "Chắc chỉ có người thạo mới cầm nổi bút thước". Trong bộ quần áo mới, nhân vật Tôi càng "thấy mình trang trọng và đứng đắn" hơn. Lúc tới trường, nghe ba hồi trống, lòng chú bé lo sợ vẩn vơ, sợ những điều mới lạ và khó khăn trước mắt. Những lời nói của ông đốc ấm áp vang lên, khuyến khích những chú chim non vào lớp. Nhân vật tôi trong phút chốc đã òa khóc, nhưng người mẹ đã nhẹ nhàng giúp con vào lớp. Chú bé nhìn bàn ghế, người bạn ngồi kế bên và cảm thấy thân quen dẫu chưa bao giờ gặp gỡ. Rồi quàng tay lên bàn, ngoan ngoãn đánh vần dòng chữ thầy giáo viết: "Tôi đi học"...

Trong lòng mẹ: Bé Hồng mồ côi cha, mẹ lại đi bước nữa và phải sống tha hương cầu thực. Hồng cùng em Quế ở nhà bà cô ruột. Gần đến ngày giỗ cha, người mẹ đi tha phương cầu thực ở Thanh Hoá vẫn chưa về. Người cô cứ xoáy vào cậu bé Hồng những lời cay độc. Người cô ấy đã gieo rắc vào đầu non nớt của đứa cháu những hoài nghi để Hồng khinh miệt và ruồng rẫy mẹ. Nhưng bé Hồng hiểu được mục đích của người cô, nghe người cô nói xấu mẹ, em đau đớn, lòng thắt lại, hai khóe mắt cay cay. Lúc thì nước mắt ròng ròng rớt xuống hai bên má chan hòa, đầm đìa ở cằm vai cổ. Bé Hồng vẫn dành cho mẹ tình cảm yêu thương tha thiết và tin rằng mẹ sẽ trở về. Cuối cùng, Hồng cũng được gặp mẹ sau bao ngày xa cách, đến ngày giỗ đầu của chồng mẹ bé Hồng đã trở về. Hai mẹ con gặp lại nhau mừng mừng tủi tủi, bé Hồng hạnh phúc khi được ở trong lòng mẹ, được sống lại những giây phút của tình mẫu tử êm dịu ngọt ngào.
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

TRAN THI THU TRANG trang

208 chủ đề

2330 bài viết

0