Bài soạn "Luyện tập sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh" số 6 - 6 Bài soạn "Luyện tập sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh" lớp 9 hay nhất
I. Chuẩn bị ở nhà Cho đề bài: Con trâu ở làng quê Việt Nam 1. Tìm hiểu đề Giải thích đề bài: Đề bài trên yêu cầu người viết phải thể hiện được vị trí và vai trò của con trâu ở làng quê Việt Nam bằng một văn bản thuyết minh. Với đề bài trên cần phải trình bày những nội dung sau: ...
I. Chuẩn bị ở nhà
Cho đề bài: Con trâu ở làng quê Việt Nam
1. Tìm hiểu đề
Giải thích đề bài: Đề bài trên yêu cầu người viết phải thể hiện được vị trí và vai trò của con trâu ở làng quê Việt Nam bằng một văn bản thuyết minh.
Với đề bài trên cần phải trình bày những nội dung sau: Vai trò và vị trí của trâu trong đời sống nông nghiệp của nhân dân ta và vai trò vị trí của trâu trong đời sống văn hóa tinh thần được thể hiện qua các lễ hội (chọi trâu, đua trâu, đầm trâu,…)
2. Tham khảo văn bản thuyết minh khoa học và em có thể sử dụng được những ý sau cho bài thuyết minh của mình là
Nguồn gốc của trâu ở Việt Nam
Đặc điểm của con trâu (hình dáng, giống loài, tập tính,…)
Khả năng sinh sản
Vai trò của trâu trong đời sống của con người
Khả năng cho thịt
II. Luyện tập trên lớp
1. Câu 1 trang 29 SGK Ngữ văn 9 tập 1
Hình ảnh con trâu ở làng quê Việt Nam: Ở mỗi làng quê Việt Nam, trâu không chỉ là một con vật vô tri vô giác, gắn với công việc đồng áng mà nó còn là người bạn tin cậy, thân thiết của nhà nông. Chúng ta thường bắt gặp cái dáng vẻ cần cù, chịu khó, không quản nhọc nhằn của nó trên những thửa ruộng cùng với người nông dân. Dáng khoan thai, chậm rãi lúc chiều của trâu khi công việc một ngày đã hoàn tất, và những ngày nông khi công việc mùa màng đã hoàn tất, trâu đủng đỉnh nhai những cọng rơm vàng khoan khoái như phần thưởng cho chính mình…. Hình ảnh của trâu cũng là một phần trong bức tranh thôn quê Việt Nam
Hình ảnh con trâu trong việc làm ruộng: Bao nhiêu đời nay, con trâu gắn liền với công việc đồng áng của người nông dân. Lực kéo trung bình trên ruộng 70- 75 kg bằng 0,36 – 0.4 mã lực. Trâu loại A mỗi ngày cày 3 – 4 sào, loại B cày 2 – 3 sào và loại C cày 1,5 – 2 sào Bắc Bộ. Chính vì thế mà trâu được coi là “đầu cơ nghiệp” trong công việc cày bừa của người nông dân. Trâu giúp người nông dân kéo những đương cày thẳng tắp như kẻ chỉ trên những thửa ruộng của mình, mùa gặt trâu giúp người nông dân trở lúa, gạo, về làng,…. Có thể nói, trâu chính là một người bạn thân của nhà nông.
Hình ảnh con trâu trong một số lễ hội: Trâu không chỉ gắn liền với đời sống sản xuất của người nông dân mà còn gắn liền với đời sống văn hóa tính thần của nhân dân ta. Một trong những lễ hội đặc sắc ấy là lễ hội chọi trâu, thường được tổ chức vào đầu tháng tư hàng năm. Trâu chọi thường là những con trâu to khỏe nhất, sung sức nhất, da bóng mượt, thân mình mở nang, lực lưỡng và thường là đuôi ngắn thì sức mới khỏe. Những lễ hội chọi trâu nổi tiếng nhất ở nước ta gồm có: Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn, lễ hội trảm trâu ở Tây Nguyên và một số tỉnh thành khác.
Hình ảnh con trâu gắn với tuổi thơ ở nông thôn: Tuổi thơ của những cô câu học trò ở những miền quê nghèo gắn liền với những chú trâu. Đó là những chiều chăn trâu, cắt cỏ, đủng đỉnh trên lưng trâu đi về, tiếng sáo diều ngân nga trong gió. Trâu như người bạn của trẻ nhỏ, hiền lành, dịu dàng. Trâu gắn với tuổi thơ với những trò đánh trận giả hay đua trâu. Chúng ta quên sao được những em bé vắt vẻo trên lưng trâu đọc sách. Những hình ảnh đó đã trở thành một bức tranh tuổi thơ in đậm trong trái tim mỗi người.
2. Câu 2 trang 29 SGK Ngữ văn 9 tập 1
Bao nhiêu đời nay, con trâu gắn liền với công việc đồng áng của người nông dân. Lực kéo trung bình trên ruộng 70- 75 kg bằng 0,36 – 0.4 mã lực. Trâu loại A mỗi ngày cày 3 – 4 sào, loại B cày 2 – 3 sào và loại C cày 1,5 – 2 sào Bắc Bộ. Chính vì thế mà trâu được coi là “đầu cơ nghiệp” trong công việc cày bừa của nhà nông. Trâu giúp người nông dân kéo những đường cày thẳng tắp như kẻ chỉ trên những thửa ruộng của mình, mùa gặt trâu giúp người nông dân trở lúa, gạo, về làng,….Và khi công việc đã xong xuôi, ta thấy hình ảnh những chú trâu thong thả nhai những bó rơm vàng óng như phần thưởng cho chính mình. Có thể nói, trâu chính là một người bạn thân của nhà nông. Chẳng thế mà, ông cha ta có câu
Trâu ơi ta bảo trâu này
Trâu ăn no cỏ trâu cày với ta.
Cấy cày vốn nghiệp nông gia
Ta đây trâu đấy ai mà quản công.
Bao giờ cây lúa còn bông
Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn