31/03/2021, 14:53

Bài soạn "Lưu biệt khi xuất dương" số 3 - 6 Bài soạn "Lưu biệt khi xuất dương" của Phan Bội Châu lớp 11 hay nhất

I. Tác giả - Tác phẩm 1. Tác giả - Phan Bội Châu tên thuở nhỏ là Phan Văn San, biệt hiệu chính là Sào Nam. - Quê: Nghệ An. - Ông là một trong những nhà nho đầu tiên có tư tưởng đi tìm đường cứu nước - Những tác phẩm chính: Việt Nam vong quốc sử (1905), Hải ngoại huyết ...

I. Tác giả - Tác phẩm

1. Tác giả

- Phan Bội Châu tên thuở nhỏ là Phan Văn San, biệt hiệu chính là Sào Nam.

- Quê: Nghệ An.

- Ông là một trong những nhà nho đầu tiên có tư tưởng đi tìm đường cứu nước

- Những tác phẩm chính: Việt Nam vong quốc sử (1905), Hải ngoại huyết thư (1906), Ngục trung thư (1914), Trùng Quang tâm sử (viết trong thời kì lưu vong ở nước ngoài)...


2. Tác phẩm

a. Hoàn cảnh sáng tác:

Năm 1905, trước lúc lên đường sang Nhật Bản, ông làm bài thơ này để từ giã bạn bè, đồng chí.

b. Bố cục
Bố cục : 4 phần
- Hai câu đề: Quan niệm về chí làm trai
- Hai câu thực: Khẳng định ý thức trách nhiệm của cá nhân trước thời cuộc
- Hai câu luận: Quan niệm về nguyên tắc hành xử mới trước vận mệnh đất nước
- Hai câu kết: Tư thế, khát vọng buổi lên đường

c. Nội dung chính
Lưu biệt khi xuất dương khắc họa vẻ đẹp lãng mạn hào hùng của nhà chí sĩ cách mạng những năm đầu thế kỉ XX, với tư tưởng mới mẻ, táo bạo, bầu nhiệt huyết sôi trào và khát vọng cháy bỏng trong buổi ra đi tìm đường cứu nước.

II. Hướng dẫn soạn bài

Câu 1 (trang 5 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):

Qua tiểu dẫn:

- Bối cảnh lịch sử đất nước:

+ Đất nước đang lâm vào tình trạng nguy nan, bị giặt chiếm đóng.

+ Nhiều phong trào yêu nước của các sĩ tử yêu nước bị thất bại, nhân dân nản chí, những anh hùng cứu nước bị hi sinh.

+ Con đường cứu nước bế tắc.

- Những ảnh hưởng từ nước ngoài để hiểu bài thơ: ảnh hưởng từ Trung Hoa, Nhật Bản đã tác động đến dân tộc ta rất sâu sắc.


Câu 2 (trang 5 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):

a. Hai câu đề.

- Khẳng định chí làm trai, lẽ sống cao đẹp.

- Phải lạ: Phải biết sống cho phi thường, biết mưu đồ việc lớn, xoay chuyển càn khôn, lưu lại tiếng thơm cho muôn đời.

- Đã làm trai phải tích cực, chủ động trong cuộc sống, không chịu khuất phục trước số phận, trước hoàn cảnh.

=> Lí tưởng ấy tạo cho con người tư thế mới, khoẻ khoắn, ngang tàng, ngạo nghễ, chứ không tầm thường, buông xuôi theo số phận.

b. Hai câu thực.

- Tác giả tự ý thức về cái tôi – tự hào về vai trò của mình trong cuộc đời và trong lịch sử.

- Chí làm trai gắn với cái tôi trách nhiệm đáng kính. Giữa cuộc sống tối tăm mà có được cái tôi ấy quả là cứng cỏi và đẹp đẽ vô cùng.

- Câu hỏi tu từ có tính chất khẳng định, giục giã.

=> Quan niệm chí làm trai của Phan Bôi Châu mới mẻ tiến bộ và nhân văn.

c. Hai câu luận.

- Nêu bật một quan niệm sống đẹp đẽ của kẻ sĩ trước thời cuộc và lịch sử dân tộc: Đau về nỗi nhục mất nước, phủ nhận cách học cũ kỹ, lạc hậu (đọc sách thánh hiền - đạo Nho ) không hợp thời, vô nghĩa trong buổi nước mất nhà tan.

=> Tư tưởng sâu sắc, tiến bộ nhất, thể hiện khí phách ngang tàng, táo bạo, của nhà cách mạng tiên phong, có tinh thần trách nhiệm cao độ trong thời đại mới.

d. Hai câu kết.

- Tư thế hăm hở ra đi tìm đường cứu nước. Thể hiện một khát vọng lớn, một sự hoà nhập với vũ trụ bao la.

- Con người là trung tâm lồng lộng giữa trời biển mênh mông, như đang bay lên cùng muôn ngàn con sóng

- Hình ảnh lãng mạn, hào hùng, giàu chất sử thi.


Câu 3 (trang 5 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):

Lời dịch của hai câu 6 và 8 so với nguyên tác đã có phần chưa sát nghĩa, cụ thể:

- Câu 6: Câu thơ dịch là “học cũng hoài” chỉ thể hiện được ý phủ nhận mà chưa thể hiện rõ cái tư thế, khí phách ngang tàng, dứt khoát của tác giả.

- Câu 8: Câu thơ dịch chưa khắc họa được rõ nét tư thế và khí thế hùng mạnh, bay bổng như nguyên tác: “nhất tề phi” – “cùng bay lên”.


Câu 4 (trang 5 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):

- Tình yêu quê hương, đất nước của con người

- Lí tưởng sống, lẽ sống cao đẹp, tiến bộ.

- Tư thế con người kì vĩ, sánh ngang tầm vũ trụ.

- Niềm khao khát, đương đầu vào thử thách.

- Giọng thơ thay đổi tài tình và linh hoạt.


Luyện tập

Cảm nhận về nghệ thuật trong hai câu cuối của bài thơ.

+ Không gian: biển Đông rộng lớn.

+ Hình ảnh kì vĩ lớn lao: Trường phong (ngọn gió dài); Thiên trường bạch lãng (ngàn lớp sóng bạc).

+ Tư thế của con người sánh ngang tầm vũ trụ: Nhất tề phi (cùng bay lên).

+ Lối nói nhân hóa “thiên trùng bạch lãng nhất tề phi”.

=> Hình ảnh đầy lãng mạn nhưng cũng rất hào hùng, thể hiện lời nguyện thề dứt khoát, thiêng liêng, dạt dào niềm lạc quan, phơi phới niềm tin.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Nguyễn Mỹ Hương

187 chủ đề

43907 bài viết

0