Bài soạn "Lập dàn ý cho bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm" số 5 - 6 Bài soạn "Lập dàn ý cho bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm" hay nhất
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN 1.Phân tích bố cục của bài văn"Món quà sinh nhật", khái quát nội dung của từng phần: Gợi ý: Mở bài (từ đầu cho đến “bày la liệt trên bàn.”): cảnh buổi lễ sinh nhật. Thân bài (từ “Vui thì vui thật” cho đến “chỉ gật đầu không nói.”): món quà sinh nhật của ...
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1.Phân tích bố cục của bài văn"Món quà sinh nhật", khái quát nội dung của từng phần:
Gợi ý: Mở bài (từ đầu cho đến “bày la liệt trên bàn.”): cảnh buổi lễ sinh nhật.
Thân bài (từ “Vui thì vui thật” cho đến “chỉ gật đầu không nói.”): món quà sinh nhật của Trinh tặng Trang.
Kết bài (đoạn còn lại): cảm nghĩ của Trang về món quà sinh nhật.
Lập dàn ý cho bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm
2. Tìm hiểu câu chuyện theo gợi ý sau:
a) Truyện kể về việc gì?
b) Ai là người kể chuyện? (Xưng ở ngôi thứ mấy? Tên là gì?)
c) Chuyện xảy ra trong hoàn cảnh nào? (lúc nào? ở đâu? bối cảnh nào?)
d) Chuyện xảy ra với những ai? (Có những nhân vật nào? Ai là nhân vật chính?) Tính cách của mỗi nhân vật ra sao?
e) Diễn biến câu chuyện ra sao? (Mở đầu thế nào? Diễn biến ra sao? Đỉnh điểm ở đâu? Kết thúc ở sự việc nào?) Tính bất ngờ của câu chuyện được tạo nên từ đâu?
g) Truyện có sử dụng miêu tả và biểu cảm trong lời kể không? Miêu tả và biểu cảm ở những chỗ nào? Các yếu tố miêu tả và biểu cảm có tác dụng ra sao trong việc thể hiện chủ đề truyện?
3. Nhận xét về thứ tự kể của văn bảnMón quà sinh nhật.
Gợi ý: Câu chuyện về món quà sinh nhật được kể lồng vào câu chuyện sinh nhật như thế nào? Người kể chỉ kể chuyện hiện tại hay còn kể chuyện đã xảy ra trong quá khứ?
4. Dàn ý của một bài văn tự sự có kết hợp với miêu tả và biểu cảm
Qua bài văn trên, hãy cho biết:
Bố cục của bài văn tự sự gồm mấy phần? Nhiệm vụ của từng phần là gì?
Yếu tố miêu tả và biểu cảm trong bài văn tự sự cần được thể hiện ra sao?
Gợi ý: Bài văn tự sự bố cục thành ba phần. Phần Mở bài có nhiệm vụ giới thiệu sự việc, nhân vật và tình huống xảy ra câu chuyện; có khi, kết cục của câu chuyện được kể ngay ở phần Mở bài, sau đó mới kể ngược lại diễn biến. Phần Thân bài có nhiệm vụ kể lại diễn biến câu chuyện theo một trình tự nào đó, có thể kể theo diễn biến trước – sau tự nhiên của các sự việc cũng có thể kể theo mạch hồi tưởng lại hoặc đan xen giữa thực tại và hồi tưởng; nội dung của phần này hướng tới trả lời những câu hỏi như: Chuyện xảy ra ở đâu? Vào thời điểm nào? Chuyện xảy ra với ai? Chuyện xảy ra như thế nào?… Yếu tố miêu tả được sử dụng kết hợp khi kể về người, vật, khung cảnh,… Yếu tố biểu cảm được sử dụng để bày tỏ tình cảm, thái độ của người kể đối với đối tượng được kể hoặc của nhân vật đối với nhân vật. Phần Kết bài có nhiệm vụ nêu kết cục của câu chuyện và suy nghĩ, tâm trạng của người kể hoặc nhân vật.
II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG
1.Tóm tắt dàn ý của văn bản: Cô bé bán diêm.
Gợi ý: Đọc lại văn bản và tóm tắt dàn ý theo bố cục ba phần. Đoạn lược dẫn ở phần đầu đoạn trích xem như phần Mở bài. Lưu ý tóm tắt diễn biến câu chuyện theo mỗi lần quẹt diêm của cô bé bán diêm.
2. Nhận xét về việc sử dụng kết hợp giữa tự sự, miêu tả và biểu cảm trong văn bản Cô bé bán diêm.
Gợi ý: Miêu tả và biểu cảm có tác dụng như thế nào trong việc tạo ra sức truyền cảm của lời kể? Lòng thương cảm của tác giả được thể hiện như thế nào?
Cảm nghĩ về người bà của cô bé bán diêm?
Cảm giác rét buốt được gợi tả ra sao?
Hình ảnh những que diêm và niềm mơ ước của cô bé?
Sự đối lập giữa mơ ước và thực tại?
Hình ảnh cô bé ở cuối đoạn trích?
3. Cho đề bài: “Một kỉ niệm xúc động và nhớ mãi với một người bạn lúc tuổi thơ”. Hãy lập dàn ý trong đó có chỉ rõ việc sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm.
Gợi ý: Trước hết, phải tưởng tượng ra toàn bộ diễn biến của câu chuyện. Sau đó mới triển khai lập ý theo bố cục của bài văn. Có thể kể như câu chuyện đang diễn ra hoặc kể bắt đầu từ hiện tại mà nhớ về tuổi ấu thơ. Việc lựa chọn cách kể, trình tự kể sẽ quy định dàn ý.