31/03/2021, 14:52

Bài soạn "Lặng lẽ Sa Pa" số 6 - 6 Bài soạn "Lặng lẽ Sa Pa" của Nguyễn Thành Long lớp 9 hay nhất

I. Đôi nét về tác giả - Nguyễn Thành Long (1925-1991) còn có một số bút danh khác như Lưu Quỳnh, Phan Minh Thảo - Quê quán: sinh ra tại huyện Duy Xuyên tỉnh Quảng Nam, - Sự nghiệp sáng tác: + Năm 1943 ông viết báo cho Thanh Nghị + Sau cách mạng tháng Tám ông tham gia hoạt ...

I. Đôi nét về tác giả
- Nguyễn Thành Long (1925-1991) còn có một số bút danh khác như Lưu Quỳnh, Phan Minh Thảo
- Quê quán: sinh ra tại huyện Duy Xuyên tỉnh Quảng Nam,
- Sự nghiệp sáng tác:
+ Năm 1943 ông viết báo cho Thanh Nghị
+ Sau cách mạng tháng Tám ông tham gia hoạt động văn nghệ trong những năm kháng chiến chống Pháp và bắt đầu viết văn
+ Sau 1954, Nguyễn Thành Long chuyển về sáng tác và biên tập ở các báo chí, nhà xuất bản
+ Năm 2008, ông được Nhà nước truy tặng Huân chương Lao đông hạng Nhì
+ Các tác phẩm tiêu biểu: “Bát cơm Cụ Hồ”, “Giữa trong xanh”, “Gió bấc gió nồm”…
- Phong cách sáng tác: Ông là một cây bút chuyên viết về truyện ngắn và kí. Đặc sắc trong truyện ngắn của ông là luôn tạo ra những hình tượng đẹp đẽ, ngôn ngữ rất giàu chất thơ trong trẻo và nhẹ nhàng.

II. Đôi nét về tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa
1. Hoàn cảnh sáng tác
Lặng lẽ Sa Pa được viết năm 1970, trong chuyến đi thực tế của tác giả Nguyễn Thành Long, in trong tập “Giữa trong xanh”.
2. Tóm tắt
Truyện kể về cuộc gặp gỡ tình cờ của anh thanh niên, ông họa sĩ, cô kĩ sư và bác lái xe tại trạm khí tượng trên đỉnh núi Yên Sơn, trong vòng chưa đầy nửa tiếng. Ông họa sĩ và cô kĩ sư lên thăm nơi ở và làm việc của anh thanh niên . Anh bộc bạch về công việc và cuộc sống của mình. Họa sĩ đã kịp ghi lại kí họa chân dung về anh. Anh đã làm cô kĩ sư và ông họa sĩ sống dậy những khát vọng cống hiến. Họ đã chia tay trong tình cảm lưu luyến, xúc động.
3. Giá trị nội dung
Truyện ngắn khắc họa thành công hình ảnh những con người lao động thầm lặng công hiến cho đời mà tiêu biểu là nhân vật anh thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh núi cao. Qua đó ngợi ca vẻ đẹp của người lao động và ý nghĩa của những công việc thầm lặng nhưng quan trọng vô cùng.
4. Giá trị nghệ thuật
Tác phẩm thành công trong việc xây dựng tình huuongs, miêu tả nhân vật từ nhiều điểm nhìn tạo tính khách quan, kết hợp nhuần nhuyễn giữa tự sự và trữ tình.

Câu 1. Nhà văn Nguyễn Thành Long có viết : "Nghĩ cho cùng, Lặng lẽ Sa Pa là một bức chân dung, như tôi có nói trong đó". Em hiểu như thế nào về "bức chân dung" trong truyện ngắn ấy ?

Trả lời:

Đó là bức chân dung người thanh niên làm công tác khí tượng, ở một mình tại trạm khí tượng trên núi cao, giữa cái lặng lẽ của Sa Pa. Vì sao tác giả lại gọi truyện của mình là "một bức chân dung" ?

- Thứ nhất, vì tác giả chỉ để cho nhân vật xuất hiện trong cuộc gặp gỡ ngắn ngủi với ba nhân vật khác (ông hoạ sĩ, cô kĩ sư và bác lái xe). Cuộc sống, tình cảm và suy nghĩ của anh chỉ được hiện ra qua lời kể của bác lái xe, qua sự quan sát của ông hoạ sĩ, cô kĩ sư và qua một đôi lời bộc bạch tâm sự của chính anh. Vì thế, nhân vật chính chỉ hiện ra ở một số nét đẹp trong cách sống và suy nghĩ, chưa thể được khắc hoạ rõ nét về tính cách hay số phận.

- Thứ hai, truyện ngắn này có cốt truyện hết sức đơn giản, không có xung đột, cũng không có nút thắt hay cao trào như phần lớn các truyện ngắn khác.

- Thứ ba, nhân vật anh thanh niên được người hoạ sĩ già quan sát và muốn thể hiện bằng một bức chân dung.


Câu 2. Truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa được xây dựng xoay quanh một tình huống truyện khá đơn giản mà tự nhiên. Tình huống đó là gì ? Phân tích ý nghĩa của tình huống ấy đối với việc thể hiện nhân vật và chủ đề của truyện.

Trả lời:

Một trong những điểm mấu chốt của nghệ thuật truyện ngắn là xây dựng tình huống truyện.

Tình huống cơ bản của truyện Lặng lẽ Sa Pa chính là cuộc gặp gỡ của người thanh niên làm việc một mình ở trạm khí tượng với bác lái xe và hai hành khách trên chuyến xe ấy - ông hoạ sĩ già và cô kĩ sư lên thăm trong chốc lát nơi ở và nơi làm việc của anh thanh niên.

Tình huống gặp gỡ này là cơ hội thuận tiện để tác giả khắc hoạ "bức chân dung" nhân vật chính một cách tự nhiên và tập trung, qua sự quan sát của các nhân vật khác và qua chính lời lẽ, hành động của anh. Đồng thời, qua "bức chân dung" (cả cuộc sống và những suy nghĩ) của người thanh niên, qua sự cảm nhận của các nhân vật khác (chủ yếu là ông hoạ sĩ) về anh và những người như anh, tác giả đã làm nổi bật được chủ đề của tác phẩm : Trong cái lặng lẽ, vắng vẻ trên núi cao Sa Pa, nơi mà nghe tên người ta chỉ nghĩ đến sự nghỉ ngơi, vẫn có bao nhiêu người đang ngày đêm làm việc miệt mài, say mê cho đất nước.


Câu 3. Ngoài nhân vật anh thanh niên ở trạm khí tượng, trong truyện còn có những nhân vật nào nữa ? Vai trò của từng nhân vật này trong việc khắc hoạ nhân vật anh thanh niên và thể hiện chủ đề của truyện ?

Trả lời:

Trong truyện, ngoài nhân vật anh thanh niên, tác giả còn xây dựng ba nhân vật khác : bác lái xe, ông hoạ sĩ, cô kĩ sư.

Em tìm hiểu quan hệ của mỗi nhân vật này với nhân vật anh thanh niên, những suy nghĩ của họ được gợi ra từ cuộc gặp gờ và những lời trò chuyện của người thanh niên làm việc một mình trên núi cao với họ. Từ đó, thấy được vai trò của mỗi nhân vật trong việc khắc hoạ nhân vật chính và thể hiện chủ đề tác phẩm.


Câu 4. Tên truyện Lặng lẽ Sa Pa gợi ra cho em điều mà tác giả muốn gửi gắm trong truyện là gì ?

Trả lời:

Chú ý xem xét quan hệ giữa tên truyện và chủ đề của truyện. Lặng lẽ chỉ là cái không khí bề ngoài của cảnh vật. Điều mà tác giả khám phá ra và muốn truyền đến cho người đọc chính là cái không lặng lẽ ở bên trong, ở sự làm việc, ở suy nghĩ của những con người lao động tại nơi đây. Từ đó, tác giả còn muốn gợi ra những suy nghĩ triết lí về ý nghĩa của công việc, của sự cống hiến bằng lao động miệt mài, tự giác của mỗi người cho sự nghiệp chung.


Câu 5. "Những điều suy nghĩ đúng đắn bao giờ cũng có những vang âm, khơi gợi bao điều suy nghĩ khác trong óc người khác, có sẵn mà chưa rõ hay chưa được đúng." (Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa).

Điều gì trong những suy nghĩ của các nhân vật trong truyện gây được ấn tượng đậm nét cho em ? Nêu cảm nghĩ của em về điều đó.

Trả lời:

Em tự tìm trong những suy nghĩ của nhân vật anh thanh niên, điều gì gây ấn tượng nhất với mình và nêu cảm nhận của mình về điều đó. Có thể lưu ý những suy nghĩ sau : "... khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được ?”, "Trong cái lặng im của Sa Pa, dưới những dinh thự cũ kĩ của Sa Pa, Sa Pa mà chỉ nghe tên, người ta đã nghĩ đến chuyện nghỉ ngơi, có những con người làm việc và lo nghĩ như vậy cho đất nước".

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Hồng Quyên

225 chủ đề

2179 bài viết

0