31/03/2021, 14:51

Bài soạn "Hồi trống Cổ Thành" của La Quán Trung số 6 - 6 Bài soạn "Hồi trống Cổ Thành" của La Quán Trung lớp 10 hay nhất

A- KIẾN THỨC TRỌNG TÂM 1. Tác giả: La Quán Trung La Quán Trung (1330 - 1400?) là một tác giả văn học nổi tiếng, tên La Bản, hiệu Hải Hồ Tản Nhân, người vùng Thái Nguyên thuộc tỉnh Sơn Tây cũ. Tác giả chuyên sưu tầm và biên soạn dã sử, là người có đóng góp xuất sắc cho trường ...

A- KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

1. Tác giả: La Quán Trung

La Quán Trung (1330 - 1400?) là một tác giả văn học nổi tiếng, tên La Bản, hiệu Hải Hồ Tản Nhân, người vùng Thái Nguyên thuộc tỉnh Sơn Tây cũ.
Tác giả chuyên sưu tầm và biên soạn dã sử, là người có đóng góp xuất sắc cho trường phái tiểu thuyết lịch sử thời Minh - Thanh ở Trung Quốc.
Ngoài Tam quốc diễn nghĩa, ông còn viết nhiều truyện khác. Tuỳ Đường lưỡng triều chí chuyện, Tấn Đường Ngũ Đại sử diễn nghĩa, Bình yêu truyện...
Bình sinh La Quán Trung là người kín đáo, cô độc, nhưng lại có hùng tâm. Tương truyền cuối đời La Quán Trung mai danh ẩn tích, từ năm 1364 thì không ai còn biết rõ tung tích của ông nữa.


2. Tác phẩm:

Thể loại: Tiểu thuyết
Tam quốc diễn nghĩa là bộ tiểu thuyết chương hồi đồ sộ và có nhiều giá trị, ảnh hưởng sâu rộng tới nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam
Ra đời đầu thời Minh - Thanh, gồm 120 hồi, kể chuyện một nước chia ba trong gần 100 năm giữa ba tập đoàn Ngụy - Thục - Ngô ở Trung Quốc thời cổ
Giá trị nội dung: Phơi bày cục diện chính trị Trung Hoa với hiện thực "cát cứ phân tranh", nhân dân đói khổ, điêu linh; Nguyện vọng hòa bình, thống nhất, ổn định của nhân dân; chữ "Nhân" - "dũng" trong một con người qua triều đình nhà Thục của vua Lưu Bị
Giá trị nghệ thuật: Nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn; xây dựng nhân vật độc đáo; thủ pháp nghệ thuật cường điệu hóa, phóng đại; sử dụng nhiều hình ảnh mang tính biểu tượng, giàu sức gợi....
Hồi trống cổ thành là đoạn trích thể hiện nổi bật tính cách, phẩm chất trong sáng, đẹp đẽ của Trương Phi, lòng trung nghĩa của Quan Vũ. Đoạn trích đặt ra vấn đề “trung thành hay phản bội” qua việc giải quyết sự hiểu lầm của Trương Phi về Quan Vũ.


B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI

Câu 1: trang 79 sgk NGữ văn 10 tập 2

Tại sao Trương Phi nổi giận định đâm chết Quan Công?

Bài làm:
Vốn Trương Phi là con người ngay thẳng, không chấp nhận sự phản bội, lắt léo, quanh co nào, với kẻ thù chỉ có thể nói chuyện bằng gươm đao nên mặc dù rất nặng lòng và coi trọng lời thề sắt son năm xưa, nhưng trong suy nghĩ của Trương Phi, Quan Vũ theo Tào phản bộ anh em, đã phản bội còn rêu rao "nghĩa vườn đào" là hoàn toàn không xứng, là đáng phỉ nhổ, đáng giết. Thế nên vừa nghe tin Quan Công đến, Trương Phi chẳng nói chẳng rằng lên ngựa đi tắt ... múa xà mâu chạy lại đâm Quan Công.


Câu 2: trang 79 sgk Ngữ văn 10 tập 2
Vì sao lại đặt tên nhan đề đoạn trích là Hồi trống Cổ Thành?
Bài làm:
Đặt tên nhan đề là Hồi trống cổ thành có ý nghĩa:
Dựa trên nội dung của truyện và hồi trống cất lên của Trương Phi để thể hiện tấm lòng nghĩa khí của Trương Phi. Hồi trống Trương Phi gióng lên như lời thúc giục cũng như lời thách thức Quan Công giao chiến với Sái Dương. Để bày tỏ tấm lòng trung nghĩa vẹn nguyên thì Quan Công phải chém chết Sái Dương sau những hồi trống của Trương Phi kết thúc.
Hồi trống cũng là thứ giải quyết mọi hiểu lầm của tình huynh đệ. Nên tiếng trống như tiếng thách thức nhưng cũng là tiếng gầm giận dữ, lại những tiếng lòng của nhân vật Trương Phi từ đó ca ngợi tình nghĩa anh em của ba anh em
Tiếng trống đó là tiếng trống minh oan chứng minh cho tấm lòng của Trương Phi


Câu 3: trang 79 sgk Ngữ văn 9 tập 2
Có ý kiến cho rằng“nóng như Trương Phi còn là nóng lòng muốn biết sự thực, nóng lòng xác định phải trái, đúng sai, chứ không phải chỉ là nóng nẩy do cá tính gàn dở. Anh (chị) có đồng ý không? Vì sao?
Bài làm:
Ý kiến trên là có lí. Nói Trương Phi là người nóng tính, thẳng thắn, bộc trực và đồng thời từ đó nhân vật này thiếu bình tĩnh trước những tình huống đột ngột khó giải quyết. Con người này thường hay phản ứng tức thì, thiếu những suy nghĩ chín chắn, nhưng cũng là người không chịu được những lắt léo, quanh co nên khi có hồ nghi, Trương Phi muốn nhanh chóng làm rõ mọi sự trắng đen. Tính cách của Trương Phi có điểm tốt là sự cương trực, thẳng thắn, nhưng nó cũng tạo ra sự lỗ mãng và thô bạo.


Câu 4: trang 79 sgk Ngữ văn 10 tập 2
Tại sao nói: nếu không có chi tiết Trương Phi thẳng tay giục trống thì đoạn văn sẽ tẻ nhạt, mất hết ý vị Tam quốc?
Bài làm:
Nếu không có chi tiết Trương Phi thẳng tay giục trống thì đoạn văn sẽ tẻ nhạt, mất hết ý vị Tam quốc vì:
Đoạn văn sẽ rơi vào tình trạng tẻ nhạt, mất hết ý nghĩa, đánh mất đi màu sắc hùng tráng, mang hơi hướng của sử thi anh hùng, âm vang âm hưởng anh hùng ca chiến trận với những việc to lớn, siêu phàm.
Hồi trống giục vừa là thước đo tài năng của Quan Công, vừa thể hiện tính cách bộc trực của Trương Phi, vừa tạo ra không khí hào hùng của thời Tam quốc phân tranh.
Nó làm cho đoạn văn đậm đà không khí chiến trận và khí phách anh hùng, đậm đà "ý vị Tam quốc".


III- LUYỆN TẬP
Câu 1: trang 79 sgk Ngữ văn 10 tập 2

Kể lại câu chuyện bằng một đoạn văn khoảng 30 dòng.
Bài làm:
Đoạn trích thuộc hồi 28 kể về chuyện khi Quan Công đưa hai chị sang Nhữ Nam, kéo quân đến Cổ Thành thì nghe nói Trương Phi đang ở đó. Quan Công mừng rỡ sai Tôn Càn vào thành báo Trương Phi ra đón hai chị. Trương Phi khi ấy đang tức giận, nghe tin báo liền sai quân lính mở cổng thành, rồi một mình một ngựa vác bát xà mâu lao đến đòi giết Quan Công. Quan Công bị bất ngờ nhưng rất may tránh kịp nên không mất mạng. Đang nóng giận, Trương Phi nhất quyết không chịu ghi nhận lòng trung của Quan Công dù cả hai vị phu nhân đã hết lời thanh minh sự thật. Giữa lúc đang bối rối thì đột nhiên ở đằng xa, Sái Dương mang Quân Tào đuổi tới. Trương Phi càng thêm tức giận, buộc Vân Trường phải lấy đầu ngay tên tướng đó để chứng thực lòng trung. Quan Công không nói một lời, múa long đao xô lại. Chưa đứt một hồi trống giục, đầu Sái Dương đã lăn dưới đất. Bấy giờ, Trương Phi mới tin lời vừa nghe là thật. Trương Phi mời hai chị vào thành rồi cúi đầu sụp lạy xin lỗi Quan Công.


Câu 2:trang 79 sgk Ngữ văn 10 tập 2
Tính cách của nhân vật Trương Phi được biểu hiện qua những chi tiết nào?
Bài làm:
Tính cách của Trương Phi:
1. Trương Phi là một dũng tướng, tính cách ngay thẳng, cương trực và đơn giản, nóng nảy.
Khi nghe Quan Công thanh minh: Trương Phi giận dữ, khinh miệt ("mày đã bội nghĩa còn mặt nào đến gặp tao nữa?").
2. Tính cách cương trực, rõ ràng thể hiện ở:
Hai chị và Tôn Càn thanh minh: như đổ thêm dầu vào lửa, cho Quan Công là thằng phụ nghĩa lừa cả hai chị.
3. Trương Phi còn là con người nghĩa khí, bộc trực nóng nảy:
Trương Phi đánh ba hồi trống buộc Quan Công phải lấy được đầu Sái Dương để chứng minh mình không bội nghĩa.
Khi Quan Công chém đầu Sái Dương, Trương Phi vẫn còn nghi ngờ, hỏi kĩ tên lính bị bắt, bắt hắn thuật lại chuyện ở Hứa Đô. Trương Phi chưa tỏ ngay thái độ, đưa hai chị dâu vào thành, nghe kể hết mọi chuyện. Bấy giờ Trương Phi mới tin hoàn toàn => Trương Phi thận trọng, tinh tế.
4. Trương Phi biết nhân lỗi, sống tình cảm:
Hiểu rõ sự tình, thụp lạy Quan Công
=> Hình ảnh Trương Phi hiện lên tuyệt đẹp, dũng cảm, cương trực, nóng nảy, vội vàng mà tinh tế và hết lòng phục thiện - một "hổ tướng" của nước Thục sau này.


Câu 3: trang 79 sgk Ngữ văn 9 tập 2
Tính cách của Trương Phi và Quan Công khác nhau như thế nào?
Bài làm:
Khác nhau:
Trương Phi là người nóng nảy, trung trực còn Quan Công lại là người trung nghĩa khiêm nhường
Sự nóng này, mù quáng của Trương Phi đối lập với cái tỉnh táo, sáng suốt biết nhận biết tình hình của Quan Công
Trương Phi là người giàu tình cảm, biết nhận lỗi sai khi biết mọi chuyện chỉ là hiểu nhầm trong khi Quan Công lại là người bình tĩnh, chững minh sự trong sạch của mình bằng hành động


Phần tham khảo mở rộng
Câu 1: Giá trị nội dung và nghệ thuật trong "Hồi trống Cổ thành"
Bài làm:
1. Giá trị nội dung
Hồi trống cổ thành là đoạn trích thể hiện nổi bật tính cách, phẩm chất trong sáng, đẹp đẽ của Trương Phi, lòng trung nghĩa của Quan Vũ. Không những thế còn ca ngợi tài năng, khí phách của những người anh hùng dưới trướng Lưu Bị và thêm trân trọng tình cảm keo sơn gắn bó giữa ba anh em kết nghĩa vườn đào.
2. Giá trị nghệ thuật
Ngôn ngữ kể sinh động, sử dụng nhiều lối cổ, lối văn biền ngẫu
Lời kể giản dị
Xây dựng nhân vật đặc sắc

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

nhi nguyen

238 chủ đề

2591 bài viết

0