31/03/2021, 14:52

Bài soạn "Ếch ngồi đáy giếng" số 4 - 6 Bài soạn "Ếch ngồi đáy giếng" lớp 6 hay nhất

I - KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG 1. Tóm tắt truyện Một con ếch sống lâu ngày ở một cái giếng. Nó cứ nghĩ mình là chúa tể, còn bầu trời chỉ bé bằng chiếc vung. Một năm mưa to, nước dềnh, ếch ra ngoài giếng. Quen thói cũ, ếch đi lại nghênh ngang không để ý đến xung quanh nên bị ...

I - KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG

1. Tóm tắt truyện

Một con ếch sống lâu ngày ở một cái giếng. Nó cứ nghĩ mình là chúa tể, còn bầu trời chỉ bé bằng chiếc vung.

Một năm mưa to, nước dềnh, ếch ra ngoài giếng.

Quen thói cũ, ếch đi lại nghênh ngang không để ý đến xung quanh nên bị một con trâu giẫm bẹp.

2. Truyện Ếch ngồi đáy gìếng phê phán cách .nhìn thế giới hạn hẹp của chú ếch, sự kiêu ngạo, huênh hoang và kết cục bi thảm bởi thói xấu đó. Truyện khuyên mọi người phải cố gắng học hỏi để mở rộng tầm hiểu biết, chớ chủ quan, kiêu ngạo.


II - HƯỚNG DẪN ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN

Câu 1. Ếch nghĩ bầu trời chỉ bé bằng cái vung, còn nó thì giống như một vị chúa tế oai phong bởi vì:

Nó sống lâu ở đáy giếng, nhìn thế giới bên ngoài từ đáy giếng qua miệng giếng. Vì thế mà thấy bầu trời bé bằng chiếc vung.

- Xung quanh nó toàn những con vật bé nhỏ như nhái, cua, ốc.

- Khi nó cất tiếng kêu vang động cả giếng (vì giếng nhỏ nên tiếng ếch càng vang động) mọi vật đều sợ hãi.

- Hoàn cảnh sống ở nơi nhỏ bé không tiếp xúc với bên ngoài, không có gì đổi thay khiến cho ếch chủ quan, kiêu ngạo.


Câu 2. Ếch bị trâu giâm bẹp vì mấy nguyên nhân sau:

- Thứ nhất ếch ra ngoài giếng, rời khỏi nơi quen thuộc nhưng nó vẫn giữ thói kiêu căng.

- Thứ hai, ếch không chú ý gì đến xung quanh, chỉ nhâng nháo nhìn trời.

- Việc rời khỏi cái giếng quen thuộc là nguyên nhân khách quan. Nhưng nếu ếch không kiêu ngạo, chịu khó quan sát xung quanh thì không thể bị trâu giẫm bẹp. Vậy ếch chết vì nguyên nhân khách quan và chủ quan, nhưng nguyên nhân chủ quan là chính.


Câu 3. Bài học của truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng:

- Bài học đầu tiên là môi trường sống nhỏ bé, tù túng, không giao lưu làm hạn chế sự hiểu biết thế giới xung quanh.

- Bài học thứ hai là sống lâu ở môi trường như thế, sự hiểu biết của người ta sẽ trở nên nông cạn, hạn hẹp.

- Bài học thứ ba là từ hiểu biết hạn hẹp, dễ nảy sinh tâm lí chủ quan, kiêu ngạo.

- Bài học thứ tư là khi thay đổi môi trường sống, người ta phải thận trọng, khiêm tốn tìm hiểu để thích nghi...

- Bài học thứ năm là kiêu ngạo, chủ quan bao giờ cũng phải trả giá đắt, có khi mất mạng như chú ếch kia.

Ý nghĩa các bài học là sự khuyên bảo nhắc nhở con người ở mọi lĩnh vực nghề nghiệp, mọi nơi cần cảnh giác với sự nông cạn, hạn hẹp và chủ quan.


III - HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP

Câu 1. Truyện ngụ ngôn ngắn này có hai phần. Phần một nói lên hoàn cảnh sống hạn hẹp làm cho ếch chủ quan, kiêu ngạo. Phần hai là kết quả của sự chủ quan, kiêu ngạo, nhất là khi bị thay đổi môi trường. Vì vây hai câu văn quan trọng nhất nằm ở hai đoạn. Đó là các câu :

- Ếch cứ tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé băng chiếc vung và nó thì oai như một vị chúa tể.

- Nó nháng nháo đưa cặp mắt nhìn lên bầu trời, chả thèm để ỷ đến xung quanh nên đã bị một con trâu đi qua giẫm bẹp.


Câu 2*. Một số hiện tượng trong cuộc sống ứng với thành ngữ “Ếch ngồi đáy giếng”.

- Một người ít hiểu biết, thiếu thông tin có thể bị bạn bè chê: “Cậu ấy chẳng khác nào ếch ngồi đáy giếng, chớ giao nhiệm vụ cho cậu ta mà hỏng việc”.

- Có thể tự nói về sự hiểu biết hạn hẹp của mình, khiêm tốn nhận sự hạn chế đó : “Mình cảm thấy trong chuyện này, mình chẳng khác gì ếch ngồi đáy giếng”.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

TRAN THI THU TRANG trang

208 chủ đề

2330 bài viết

0