31/03/2021, 15:19

Bài soạn "Đề văn biểu cảm và cách làm bài văn biểu cảm" số 2 - 6 Bài soạn "Đề văn biểu cảm và cách làm bài văn biểu cảm" lớp 7 hay nhất

I. Đề văn biểu cảm và các bước làm bài văn biểu cảm 1. Đề văn biểu cảm - Đối tượng: a. Dòng sông quê hương b. Đêm trăng trung thu c. Nụ cười của mẹ d. Kỉ niệm tuổi thơ e. Loài cây - Tình cảm: Các đề a, b, c và d đều thể hiện tình cảm yêu mến. Đề d thể hiện tình ...

I. Đề văn biểu cảm và các bước làm bài văn biểu cảm

1. Đề văn biểu cảm

- Đối tượng:

a. Dòng sông quê hương

b. Đêm trăng trung thu

c. Nụ cười của mẹ

d. Kỉ niệm tuổi thơ

e. Loài cây

- Tình cảm:

Các đề a, b, c và d đều thể hiện tình cảm yêu mến.
Đề d thể hiện tình cảm vui buồn đan xen.


2. Các bước làm bài văn biểu cảm

a.

- Đối tượng: nụ cười của mẹ.

- Cần hình dung được: nụ cười của mẹ như thế nào, khi nào thì mẹ cười, tác dụng của nụ cười ấy đối với người viết.

b. Lập dàn bài:

* Mở bài: Giới thiệu chung về nụ cười của mẹ: ấm áp, dịu dàng hay rạng rỡ, tươi tắn?

* Thân bài:

- Giới thiệu qua về mẹ: tên, tuổi và nghề nghiệp.

- Miêu tả đôi nét về mẹ: dáng người, khuôn mặt… Và nêu ra đặc điểm em ấn tượng nhất: nụ cười.

- Mẹ thường mỉm cười: khi em được điểm tốt, khi em giúp đỡ công việc nhà…

- Tác dụng của nụ cười: nguồn động lực để em cố gắng.

- Khi thiếu vắng nụ cười của mẹ: buồn bã, thiếu đi cảm giác vui vẻ…

* Kết bài: Tình cảm của em dành cho mẹ: yêu thương, hy vọng mẹ luôn được vui vẻ.

c. Viết bài: Dự kiến cách viết đối với từng phần

- Mở bài: Sử dụng một câu ca dao hoặc câu thơ viết về mẹ để dẫn dắt đến hình ảnh người mẹ và nụ cười của mẹ.

- Thân bài: Trình bày theo những nội dung ở phần tìm ý. Nhưng qua việc miêu tả hình ảnh nụ cười và kể lại những kỉ niệm về nụ cười của mẹ.

- Kết bài: Bộc lộ tình cảm chân thành dành cho mẹ (có thể sử dụng một bài thơ viết về mẹ để kết lại).

d. Sau khi viết xong cần đọc lại và sửa chữa bài viết: các lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp để bài viết hoàn hảo nhất.


=> Tổng kết:

- Đề văn biểu cảm bao giờ cũng nêu ra đối tượng biểu cảm và định hướng tình cảm cho bài làm.

- Các bước làm bài văn biểu cảm là:

Tìm hiểu đề
Tìm ý và lập dàn ý
Viết bài
Đọc lại và sửa bài
- Muốn tìm ý cho bài văn biểu cảm thì phải hình dung cụ thể đối tượng biểu cảm trong mọi trường hợp và cảm xúc, tình cảm của mình trong các trường hợp đó.

- Tìm lời văn thích hợp, gợi cảm khi diễn đạt tình cảm.


II. Luyện tập

Đọc bài văn trong SGK và trả lời câu hỏi:

a.

- Bài văn trên bộc lộ tình yêu quê hương của người viết.

- Đối tượng: mảnh đất An Giang, quê hương của tác giả.

- Đặt tên nhan đề: An Giang quê tôi, An Giang - mảnh đất của kí ức,

- Tên đề văn: Cảm nghĩ về quê hương.

b. Dàn ý:

* Mở bài: Giới thiệu về đối tượng biểu cảm: quê hương với những cái đẹp, cái lớn lao.

* Thân bài:

- Quê hương hiện lên trong kí ức của tác giả:

Cánh đồng bao la vàng rực.
Tiếng chuông chùa ngân thẳm canh khuya.
Ánh nắng chiều tà…
Màu đá xám đen, tấm phên xác xơ che nắng người đập đá.
- Hình ảnh quê hương hiện lên trong lịch sử: là bãi chiến trường với những con người anh hùng đã mãi mãi nằm xuống.

* Kết bài: Tình yêu của tác giả dành cho quê hương.

c.

- Phương thức biểu đạt: biểu cảm.

- Tác giả đã bộc lộ trực tiếp tình yêu, nỗi nhớ dành cho quê hương: các từ “yêu”, “nhớ” được lặp lại nhiều lần.

* Bài tập ôn luyện: Xác định đối tượng và tình cảm trong đề văn sau. Sau đó lập dàn ý cho đề văn đó.

Đề bài: Cảm nghĩ về người thầy, người cô mà em yêu mến.

Gợi ý:

a. Đối tượng: người thầy, người cô

b. Tình cảm: yêu mến, kính trọng và biết ơn.

c. Lập dàn ý:

* Mở bài: Giới thiệu về người thầy/cô giáo của em.

* Thân bài:

- Miêu tả qua về thầy/cô:

Vóc dáng
Đôi mắt
Mái tóc
Khuôn mặt
Giọng nói: ấm áp, truyền cảm.
- Kỉ niệm về thầy cô:

Những tiết học đầy ắp nụ cười.
Những bài giảng bổ ích.
Lời khuyên cố gắng trong học tập.
=> Lòng yêu mến, ngưỡng mộ và cảm phục dành cho thầy/cô.

* Kết bài: Bộc lộ tình cảm dành cho thầy/cô của mình.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Hồng Quyên

225 chủ đề

2179 bài viết

Có thể bạn quan tâm
0