31/03/2021, 14:48

Bài soạn "Biên bản" số 6 - 6 Bài soạn "Biên bản" lớp 9 hay nhất

I. Đặc điểm của văn bản Câu 1 (trang 123 SGK Ngữ văn lớp 9 tập 2): Học sinh tự thực hiện. Câu 2 (trang 123 SGK Ngữ văn lớp 9 tập 2) a. Biên ban dùng để ghi lại những sự việc đã xảy ra hoặc đang xảy ra trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức chính trị, xã hội và doanh nghiệp. ...

I. Đặc điểm của văn bản

Câu 1 (trang 123 SGK Ngữ văn lớp 9 tập 2): Học sinh tự thực hiện.

Câu 2 (trang 123 SGK Ngữ văn lớp 9 tập 2)

a. Biên ban dùng để ghi lại những sự việc đã xảy ra hoặc đang xảy ra trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức chính trị, xã hội và doanh nghiệp.

b. Về mặt nội dung, biên bản phải ghi lại những sự việc một cách chính xác, cụ thể, trung thực, đầy đủ, khách quan; người ghi biên bản phải chịu trách nhiệm về tính xác thực của biên bản. Về mặt hình thức trình bày, biên bản phải đảm bảo rõ rang, chặt chẽ về bố cục:

* Phần mở đầu:

+ Quốc hiệu và tiêu ngữ.

+ Tên biên bản.

+ Thời gian, địa điểm, thành phần tham dự và chức trách của họ.

* Phần nội dung: ghi lại diễn biến và kết quả sự việc.

* Phần kết thúc:

+ Thời gian kết thúc, chữ kí và họ tên của những người có trách nhiệm chính, chữ kí và họ tên của người ghi biên bản.

+ Những văn bản và hiện vật kèm theo.

+ Lời văn của biên bản phải đảm bảo sáng rõ, ngắn gọn, chính xác.

c. Văn bản 1 là biên bản hội nghị, văn bản 2 là biên bản sự vụ. Đây cũng là hai loại biên bản ta thường gặp trong đời sống.


II. Cách viết biên bản

a. Phần đầu của biên bản gồm: quốc hiệu, tiêu ngữ, tên cơ quan quản lí, tên biên bản (được viết lớn và viết vào chính giữa trang giấy), địa điểm, thời gian xảy ra sự việc, thành phần tham dự và chức năng từng người.

b. Phần nội dung là phần chính của biên bản:

+ Biên bản hội nghị ghi diễn biến của hội nghị.

+ Biên bản sự vụ ghi sự việc xảy ra thế nào?, giải quyết ra sao?,...

+ Cần ghi ngắn gọn, rõ ý, dơn nghĩa.

c. Phần kết thúc biên bản có những mục: chữ kí của các thành viên liên quan, ghi chú các văn bản kèm theo (nêu có). Mục kí tên dưới biên bản nói rằng những người liên quan đến biên bản phải chịu trách nhiệm về những nội dung ghi trong biên bản.

d. Lời văn của biên bản phải ngắn gọn, rõ ràng, chính xác, đơn nghĩa.


III. Luyện tập

Câu 1 (trang 126 SGK Ngữ văn lớp 9 tập 2)

Những tình huống cần viết biên bản trong các trường hợp trên:

a. Diễn biến và kết quả của Đại hội chi đội.

c. Môt vụ tai nạn giao thông

d. Nghiệm thu phòng thí nghiệm


Câu 2 (trang 126 SGK Ngữ văn lớp 9 tập 2)

LIÊN ĐỘI TNTP HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG THCS KẾT ĐOÀN

CHI ĐỘI LỚP 9D

BIÊN BẢN GIỚI THIỆU ĐỘI VIÊN ƯU TÚ CỦA CHI ĐỘI CHO ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH

Khai mạc lúc 9h, ngày 10/11/2018.

Thành phần tham dự: 43 đội viên chi đội 9D.

Đại biểu: Trần Thanh Hà - Liên đội trưởng.

Chủ tọa Lê Thành Sơn - Chủ tọa.

Thư kí: Phan Thị Thùy Linh.

Nội dung sinh hoạt:

Bạn Lê Thành Sơn hay mặt ban Chỉ huy đội giới thiệu các đội viên ưu tú của Chi đội 9D cho Đoàn TNCS HCM.

….

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

nhi nguyen

238 chủ đề

2591 bài viết

0