31/03/2021, 14:50

Bài soạn "Bắt sấu rừng U Minh Hạ" số 4 - 6 Bài soạn "Bắt sấu rừng U Minh Hạ" của Sơn Nam lớp 12 hay nhất

I. Tìm hiểu chung về bài bắt sấu rừng U Minh Hạ 1. Tác giả: Sơn Nam (1926 - 2008) là một nhà văn, nhà báo, nhà nghiên cứu văn hóa Việt Nam nổi tiếng. Ông tên thật là Phạm Minh Tài sinh ngày 11 tháng 12 năm 1926, tại làng Đông Thái, quận An Biên, tỉnh Rạch Giá (nay thuộc xã Đông ...

I. Tìm hiểu chung về bài bắt sấu rừng U Minh Hạ

1. Tác giả:

Sơn Nam (1926 - 2008) là một nhà văn, nhà báo, nhà nghiên cứu văn hóa Việt Nam nổi tiếng.
Ông tên thật là Phạm Minh Tài sinh ngày 11 tháng 12 năm 1926, tại làng Đông Thái, quận An Biên, tỉnh Rạch Giá (nay thuộc xã Đông Thái, huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang)
Nhà văn Sơn Nam đã viết nên nhiều tác phẩm dấu ấn, ông được nhiều người gọi yêu là "ông già Nam Bộ", "ông già đi bộ’, "pho từ điển sống về miền Nam" hay là "nhà Nam Bộ học".


2. Tác phẩm

Bắt sấu rừng U Minh Hạ là một truyện ngắn đăng trên tuần báo Nhân loại (1957), sau in trong tập truyện Hương rừng Cà Mau (NXB Phù Sa, Sái Gòn, 1962).


II. Hướng dẫn Soạn bài

Câu 1 trang 55 SGK văn 12 tập 2

Thiên nhiên và con người vùng U Minh Hạ hiện lên với những đặc điểm gì nổi bật:

Thiên nhiên: là một thế giới bao la, kì thú: "U Minh đỏ ngòm", "rừng tràm xanh biếc", "sấu lội từng đàn", "những ao sấu", "miền bạch giá, Cà Mau có những con lạch ngã ba mang tên đầu sấu, lưng sấu, bàu sấu". Đó là những nơi nhiều bí ẩn kì thú.
Con người: là những người lao động có sức sống mãnh liệt, đậm sâu ân nghĩa và cũng đầy tài ba, trí dũng, can trường.


Câu 2 trang 55 SGK văn 12 tập 2

Phân tích tính cách, tài nghệ của nhân vật ông Năm Hên:

Ông là một con người tài ba, cởi mở nhưng cũng đầy bí ẩn: mọi người nhìn thấy ông với ấn tượng ban đầu như là một thầy tướng pháp; đến nơi bắt cá sấu chỉ mang theo một lọn nhang trần và một hũ rượu.
Ông có tài nghệ phi phàm, mưu kế kì diệu: ông là thợ bắt cá sấu, bắt bằng tay không, là người can trường dũng cảm, chuyên bắt sấu trên khô, không cần lưới, một mình bắt sống 45 con cá sấu còn sống nguyên.
Ông là người giàu nghĩa khí, giàu tình cảm. Ông nói "Nghề bắt sấu có thể làm giàu được, ngặt tôi không màng thứ phú quới đó".
"Hồn ở đâu đây Hồn ơi! Hồn hỡi
Ta thương ta tiếc Lập đàn giải oan".
=> Tiếng hát gợi lên như có ai đang khóc lóc hay phẫn nộ


Câu 3 trang 55 SGK văn 12 tập 2

Nghệ thuật kể chuyện, sử dụng ngôn ngữ của nhà văn Sơn Nam:

Nghệ thuật kể chuyện: dựng chuyện li kì, nhiều chi tiết gợi cảm; lối dẫn chuyện rất thô mộc, tự nhiên mà gọn gàng, sáng rõ.
Nhân vật giàu chất sống, thể hiện rõ nét tính cách con người Nam Bộ.
Ngôn ngữ đậm màu sắc địa phương Nam Bộ, phương ngữ được sử dụng thích hợp, với liều lượng vừa đủ để khắc họa sâu đậm vóc dáng tâm hồn của con người, đất rừng, sông nước Cà Mau.


Câu 4 trang 55 SGK văn 12 tập 2

Suy nghĩ về mảnh đất cực Nam của Tổ quốc:

Thiên nhiên: mang một vẻ đẹp giàu có mà khắc nghiệt
Con người: can trường, cần cù, dũng cảm, tài trí, yêu đời.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

nhi nguyen

238 chủ đề

2591 bài viết

0