25/04/2018, 21:02

Bài Quan hệ từ SBT Văn 7 tập 1 trang 61, 62: từ in đậm ở câu nào là quan hệ từ?...

Giải câu 1, 2, 3, 4, 5, 6 trang 61, 62 SBT Ngữ Văn 7 tập 1. Trong các câu sau đây, từ in đậm ở câu nào là quan hệ từ, ở câu nào không phải là quan hệ từ ? Soạn bài Quan hệ từ SBT Ngữ Văn 7 tập 1. Bài tập 1. Bài tâp 1, trang 98, SGK. 2. Bài tập 2, trang 98, SGK. 3. Trong các câu sau ...

Giải câu 1, 2, 3, 4, 5, 6 trang 61, 62 SBT Ngữ Văn 7 tập 1. Trong các câu sau đây, từ in đậm ở câu nào là quan hệ từ, ở câu nào không phải là quan hệ từ ? Soạn bài Quan hệ từ SBT Ngữ Văn 7 tập 1.

 Bài tập

1. Bài tâp 1, trang 98, SGK.

2. Bài tập 2, trang 98, SGK.

3. Trong các câu sau đây, từ in đậm ở câu nào là quan hệ từ, ở câu nào không phải là quan hệ từ ?

a) Lịch sử cho ta nhiều bài học quý.

b) Việc gì có lợi cho dân thì ta làm.

c) Nó với Nam là anh em cùng cha khác mẹ.

d) Điều tâm sự này tôi biết nói cùng ai !

e) Cuốn sách để trên bàn.

g) Tôi nói điều này để anh suy nghĩ.

h) Ông tôi suốt đời ở nông thôn.

i) Hội nghị họp ở Hà Nội.

k) Hội nghị bàn về vấn đề nông nghiệp.

l) Đại biểu các tỉnh về Hà Nội dự hội nghị.

4. Bài tâp 4, trang 99, SGK.

5. Bài tâp 5*, trang 99, SGK.

6. Cho biết nghĩa của quan hệ từ. Tìm nghĩa của quan hệ từ đó trong mỗi câu sau đây :

(1)  Quan hệ từ “cho”

Nghĩa : a) Biểu thị điều sắp nêu ra là đối tượng nhằm đến.

b) Biểu thị điều sắp nêu ra là đối tượng chịu tác động, ảnh hưởng.

c) Biểu thị điều sắp nêu ra là mục đích.

Câu có quan hệ từ cho

Nghĩa

Nó gửi quà cho bạn.

Chúng ta làm cố cho xong.

Làm như vậy rất có hại cho sức khoẻ.

(2)  Quan hệ từ “với”

Nghĩa : a) Biểu thị quan hệ liên hợp giữa hai đối tượng.

b) Biểu thị điều sắp nêu ra là đối tượng cùng có chung hành động vừa nói ti.

c) Biểu thị điều sắp nêu ra là đối tượng nhằm tới của hoạt động.

Câu có quan hệ từ với

Nghĩa

Tôi với anh ấy là bạn học cùng trường.

Anh có nguyện vọng gì, xin trình bày với giám đốc.

Tôi sẽ đi với anh.

(3)  Quan hệ từ “do”

Nghĩa : a) Biểu thị điều sắp nêu ra là nguyên nhân, lí do.

b) Biểu thị điều sắp nêu ra là điểm xuất phát.

Câu có quan hệ từ do

Nghĩa

Thuốc lá này do Nhà máy thuốc lá Thăng Long sản xuất

Quân ta do hai ngả tiến về thành phố.

Do cố gắng học tập, Nam đã đạt được thành tích xuất sắc.


Gợi ý làm bài

1. Đối chiếu với đặc điểm của quan hệ từ để tìm các quan hệ từ trong đoạn văn. Chú ý : còn ở câu thứ hai (còn xa lắm) không phải là quan hệ từ ; còn ở câu thứ ba (còn bây giờ) là quan hệ từ.

2. Gợi ý một vài chỗ khó :

… tôi lạnh lùng …nó lảng đi, điền các từ biểu thị quan hệ giả thiết – kết quả.

Tôi vui vẻ … tỏ ý muốn gần nó: điền từ biểu thị quan hệ liên hợp.

3. Bài tập này cho các cặp từ đồng âm nhưng khác nghĩa, khác từ loại. Căn cứ vào đặc điểm ý nghĩa và ngữ pháp để xác định quan hệ từ. Chẳng hạn, trong câu “Mọi người đều đã vào hội trường” thì vào chỉ hành động, là động từ; còn trong câu “ Vào lúc nửa đêm, mọi người đã ngủ say” thì vào biểu thị quan hệ thời gian, là quan hệ từ. Lần lượt xét từng câu, câu nào có từ in đậm là quan hệ từ thì đánh dấu (+), câu nào có từ in đậm không phải là quan hệ từ thì đánh dấu (-). Tổng kết lại, ghi kí hiệu chữ cái của câu theo cách thức như sau :

Từ in đậm là quan hệ từ ở các câu ……………

Từ in đậm không phải là quan hệ từ ở các câu ……………

5*. Hai câu này khác nhau về sắc thái đánh giá, một câu tỏ ý khen, một câu tỏ ý chê. Tìm xem câu nào tỏ ý khen, câu nào tỏ ý chê.

6. Một quan hệ từ có thể có nhiều nghĩa. Bài tập này đã cho biết các nghĩa của mỗi quan hệ từ (cho, với, đó). Căn cứ vào nghĩa của từng câu, xác định nghĩa cụ thể của quan hệ từ và ghi kí hiệu a, b, c vào cột “Nghĩa” trong bảng.

0